Theo chia sẻ của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh thì với kinh nghiệm của một người từng có thâm niên vài chục năm gắn bó với công tác khảo cổ, khai quật mộ cổ, khu vực Viện Pasteur TP HCM tồn tại khá nhiều mộ táng cổ.

 

Theo quyết định của UBND TP HCM, ngày 1/6, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa thành phố tổ chức khai quật ngôi mộ táng trong khuôn viên Viện Pasteur TP HCM, thuộc địa bàn phường 8, quận 3 - một trong những khu vực được xác định là tập trung nhiều mộ táng đặc thù theo tục lệ triều đình, chỉ dành cho tầng lớp vua quan phong kiến của Việt Nam, được giới khảo cổ gọi chung là mộ hợp chất. Từ lâu, mộ hợp chất đã được giới khảo cổ coi là di sản văn hóa tâm linh thuần Việt, một kiểu mộ táng thuần Việt cần được quan tâm đầu tư, nghiên cứu một cách có hệ thống…

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh, người từng trực tiếp chỉ đạo khai quật một ngôi mộ hợp chất trong khuôn viên Viện Pasteur TP HCM năm 2006 thì có thể vẫn còn khá nhiều mộ cổ. Đầu tiên phải kể đến là 2 ngôi mộ nằm gần giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Võ Thị Sáu, trong đó có một ngôi đã được các giảng viên, nhà nghiên cứu thuộc môn Khảo cổ học, Trường Đại học KH-XH&NV thành phố khai quật năm 2006 và được xác định là mộ của một phu nhân họ Vũ, chánh thất (vợ cả) của một vị quan tham tri bộ họ Lê, tạm gọi là "mộ bà".

Ngoài thông tin từ các chữ trên bia mộ, câu đối, kiến trúc, chất liệu xây dựng, tại ngôi mộ này, các nhà khảo cổ còn thu được khá nhiều đồ tùy táng như đôi bông tai vàng, khuy áo bằng đồng mạ vàng, lược đồi mồi viền vàng… Ngay sát ngôi "mộ bà" còn một ngôi mộ khác, được phán đoán là "mộ ông" (mộ của vị quan tham tri bộ họ Lê), hiện chưa được khai quật.

Ngôi "mộ ông" được xác định có niên đại từ thế kỷ XVIII trong khuôn viên Viện Pasteur TP HCM.

Cũng tương tự như "mộ bà", "mộ ông" được xây bằng hợp chất cổ, tuy đã có khá nhiều dấu hiệu tôn tạo của đời sau: 2 trụ sen được đắp lại, bình phong chắn mặt, bia được tô mới, khắc thêm một số mới nhưng mộ còn nguyên tường bao, phần đế bình phong trước mộ bằng hợp chất cổ, có nhiều phần kiến trúc tương tự ngôi "mộ bà". Hiện tại, ngôi "mộ ông" vẫn được giữ nguyên, được quét vôi khá mới. Nhiều nhân viên trong Viện Pasteur TP HCM cho biết, năm nào Viện cũng quét dọn lại mộ như một sự tri ân đối với tiền nhân.

Tuy nhiên, ngôi mộ được tiến hành khai quật ngày 1/6 nhằm phục vụ cho việc xây dựng, mở rộng Viện Pasteur không phải là "mộ ông" mà là một ngôi mộ cổ khác cũng nằm trong khuôn viên Viện. Cho đến ngày 31/5, mộ không có bia, được quét vôi trắng bao phủ, chưa lộ hoa văn nên tất cả phải chờ khai quật.

Trao đổi về vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Hữu Mý, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa TP HCM, người phụ trách chính công tác khai quật cho biết, vẫn chưa thể xác định điều gì. Sau khi công tác khai quật hoàn thành, dự kiến khoảng 1 tháng, đơn vị sẽ có báo cáo gửi UBND thành phố và có thông tin chính thức.

Ngoài các ngôi mộ kể trên, nhân viên của Viện Pasteur cũng xác nhận tại khu nhà kho của Viện cũng còn một ngôi mộ khác. Song, theo chia sẻ của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh thì với kinh nghiệm của một người từng có thâm niên vài chục năm gắn bó với công tác khảo cổ, khai quật mộ cổ, khu vực này đã tồn tại khá nhiều mộ táng cổ.

Có một điểm rất khác của các mộ hợp chất ở TP HCM nói riêng, Nam Bộ nói chung là nếu ở phía Bắc, mộ kiểu này chỉ dành riêng cho vua chúa thì phía Nam được dành cho cả những người thuộc tầng lớp giàu có. Ước tính, tại TP HCM có khoảng 1.000 mộ cổ, được đặt ở các khu đất cao so với mặt bằng chung, tập trung quanh khu vực Trung tâm thành phố như Vườn Chuối, Phú Thọ Hòa, xóm Cải, Viện Pasteur, Khu chế xuất Tân Thuận, Trung tâm Đào tạo kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề Thủ Đức…

Đã có khoảng 5.000 mộ cổ được khai quật, trong đó có nhiều mộ hợp chất. Tiếc là nhiều ngôi mộ khi được khai quật đã không còn nguyên vẹn, đồ tùy táng đã bị trộm mộ lấy hết. Với những ngôi mộ còn khá nguyên vẹn cả đồ tùy táng cũng chưa hẳn được tổ chức bảo tồn, phục dựng và phát huy nhiều sau khi khai quật…

 

                                                                             Theo CAND

Các tin khác


Xúc động gặp các cựu chiến sỹ Điện Biên trên đồi A1

Tác phẩm "Các cựu chiến binh Điện Biên năm xưa gặp nhau trên đồi A1” của tác giả Dương Vân Anh, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh Hòa Bình là một trong 2 tác phẩm được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23 vừa tổ chức tại tỉnh Điện Biên. Đây là niềm vinh dự của của cá nhân tác giả cũng như Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh.

Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục