40 tập phim "Những thiên thần áo trắng" do Lê Hoàng biên kịch và đạo diễn đã từng được khán giả VTV3 kỳ vọng. Phim xây dựng một lớp 12A gồm những học sinh rất thông minh, cá tính. Đặc biệt nhất là sự gia nhập lớp học ấy của July Miu, một cô bé sống ở Anh quốc theo cha về nước.

Thế nhưng, những gì diễn ra trong các tập phim được phát sóng trên truyền hình đã làm cả học sinh, phụ huynh và các thày cô giáo đi từ ngỡ ngàng đến... bức xúc.

Bất hợp lý

Lớp học được xây dựng bởi các thành viên năng động, sáng tạo, đòi hỏi thầy cô và nhà trường phải đổi mới theo. Đây là một ý tưởng mới mẻ, táo bạo, hứa hẹn phim giàu kịch tính, cuốn hút. Nhưng bộ phim đã có rất nhiều điểm để người xem thắc mắc.

Đơn cử như tên phim là “Thiên thần áo trắng” thì tại sao lại đưa ra hàng loạt các nữ sinh và cả nam sinh mặc áo màu hồng. Vì không thể bắt hàng chục triệu khán giả xem truyền hình cùng phải hiểu áo trắng chỉ có giá trị tượng trưng…

Phân tích kỹ thì trang phục này đã vi phạm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về váy đồng phục nữ sinh vốn bắt buộc phải dài qua đầu gối.

Hay việc thiếu diễn viên đến mức để cho lớp học chỉ có số học sinh bằng 2 tổ của lớp ngoài đời thực. Các môn học thì chỉ ròng rã quay đi quay lại có hai môn là văn và lý.  

Bao trùm bộ phim là những lời thoại hết sức… bất hợp lý. Cách giải quyết các vấn đề học đường rất xa rời nhà trường hôm nay. Có lẽ khó chấp nhận được cách dạy và học theo như tác giả phim đưa ra.

Không biết do vô tình hay cố ý mà ở một số tập, phim có cách giải quyết  không ăn nhập với vấn đề nêu ra. Phim chê bai cách dạy đọc - chép, nhưng thay vì chứng minh phương pháp này không hiệu quả, phim lại chứng minh rằng học sinh không cần thầy cô vẫn có thể tự học hoàn toàn.

Cụ thể là July Miu dù liên tục không được vào các giờ vật lý vẫn có thể làm bài dễ dàng. Không những thế, ở đây còn xuất hiện thái độ đấu tranh đến mức một mất một còn với thầy cô. Thầy giáo dạy lý bị buộc thôi việc âm thầm ra đi. Học sinh thì đắc thắng và được bạn bè chúc mừng. Sau đó mấy học trò lại xúc động tìm đến xem thầy lao động phơi bánh tráng tại nhà…

Và “đo ván”

Đặc biệt đến những ngày này, khi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa diễn ra thì đúng là “ Những thiên thần áo trắng” hoàn toàn “đo ván”. Không thể coi việc học sinh khước từ tác phẩm văn học trong sách giáo khoa là đổi mới. Nhân vật July Miu dám phát biểu thẳng thừng trong mấy tập phim là không thích bài “Sóng” nên không học bài này.

Cô giáo dạy văn (do Mỹ Duyên thể hiện) tuy căng thẳng, nước mắt lưng tròng nhưng cũng “ngộ” ra học sinh của mình có… lý. Cô giáo cho July Miu đọc bài khác. Em này chọn bài “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng say sưa đọc và nói cảm nhận của mình.

July Miu được điểm 10. Một sự vô lý đến khó chấp nhận. Có đổi mới đến đâu cũng không bao giờ nên có chuyện giáo viên yêu cầu đọc thuộc bài thơ A, học sinh lại chê và thích đọc bài thơ B. Theo chương trình Ngữ văn 12 thì bài thơ “Tây Tiến” đã học trước bài “Sóng” hàng tháng.

Một khán giả đồng thời là phụ huynh thắc mắc: Tôi không hiểu sao một học sinh cãi cô giáo, chê bài trong chương trình và làm sai hẳn yêu cầu về bài học lại được tán dương?

Các cô giáo dạy văn xem thì buồn lắm vì thấy rằng hình như người làm phim đã quên việc nếu không nhớ dẫn chứng thì học sinh không thể học được môn văn.

Đặc biệt, những người yêu thơ hẳn sẽ rất chạnh lòng. Vì với họ, thơ Xuân Quỳnh chân thành, nồng hậu là thế bỗng bị để một nữ sinh lớp 12 “tuyên chiến” với cô giáo dạy văn: “Đơn giản là em không thích bài thơ ấy”.

Vậy mà, ngày 2.6.2010, hơn một triệu thí sinh trên cả nước vừa tham dự kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học đã cầm đề bài chính thức của môn Ngữ Văn (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề) đã có đoạn thơ trong bài mà July Miu kiên quyết không thích ấy!

Bất ngờ cho tác giả phim, bất ngờ bởi một sự ngẫu nhiên mà như “nhắc nhở” người làm phim, đó là đề thi văn quốc gia năm nay ra đã ra một đoạn thơ trong bài thơ bị “kỳ thị” trong "Những thiên thần áo trắng" của nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Thử hỏi đây là việc cần suy nghĩ của những người làm phim hay người ra đề văn?

Thế mới hay, phim ảnh và đời sống nếu bất đồng hành thì cũng buồn lắm thay!

                                                                                        Theo TXTVN

Các tin khác


Xúc động gặp các cựu chiến sỹ Điện Biên trên đồi A1

Tác phẩm "Các cựu chiến binh Điện Biên năm xưa gặp nhau trên đồi A1” của tác giả Dương Vân Anh, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh Hòa Bình là một trong 2 tác phẩm được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23 vừa tổ chức tại tỉnh Điện Biên. Đây là niềm vinh dự của của cá nhân tác giả cũng như Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh.

Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục