Tiết mục múa Men Tình đoạt giải A tại liên hoan tác phẩm múa các dân tộc Việt Nam.

Tiết mục múa Men Tình đoạt giải A tại liên hoan tác phẩm múa các dân tộc Việt Nam.

Những năm gần đây, nghệ thuật múa gặp không ít khó khăn, nhiều nghệ sĩ hiếm có điều kiện tiếp cận công chúng. Nghệ thuật múa ít xuất hiện trên các sàn diễn như thời kỳ hoàng kim ở thế kỷ trước với những chương trình múa hoành tráng, những kịch múa gây ấn tượng mạnh trong người xem. Một số nghệ sĩ chỉ tham gia múa minh họa trong các chương trình ca nhạc.

 

Ðể khắc phục thực trạng đó , Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam đã có nhiều chương trình hành động có hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.

Phong trào sáng tác được phát động  thu hút lực lượng khá đông biên đạo. Nhiều trại sáng tác múa đã  được tổ chức. Mỗi năm có hàng trăm tác phẩm múa mới được xây dựng cho các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, riêng những năm có hội thi, hội diễn, con số đó lên đến khoảng 200 tác phẩm. Ðặc biệt phải kể đến sự hình thành một đội ngũ biên đạo trẻ nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Các biên đạo từ trung ương đến địa phương đều dành tâm huyết cho nghệ thuật múa dân tộc với sáng tạo mới về phương pháp sáng tác, ngôn ngữ múa, hình thức thể  hiện... Một số tác phẩm đi sâu tìm tòi cái mới trong nghệ thuật múa hiện đại với những  thể nghiệm đa dạng. Các thể loại đề tài,  phong cách nghệ thuật... phát triển khá đồng đều, trong đó có sự quan tâm tìm tòi mới về ngôn ngữ múa và hình thức thể hiện. Hầu hết tác phẩm đã tập trung phản ánh hiện thực cuộc sống một cách phong phú đa dạng, phục vụ nhân dân và các nhiệm vụ chính trị xã hội. Hội đã thực hiện nghiêm túc chính sách "Tài trợ sáng tạo công trình tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí" của Ðảng và Nhà nước, đã phát huy tác  dụng và đạt hiệu quả cao. Các tác giả an tâm phấn khởi và tập trung trí tuệ để công trình, tác phẩm được thực hiện với khả năng sáng tạo cao nhất của mình, Hội cũng có điều kiện để động viên, hỗ trợ cho đội ngũ biên đạo trẻ với những thành công đáng ghi nhận.


Ở lĩnh vực huấn luyện giảng dạy múa, hội viên là giảng viên múa đã có nhiều cố gắng hoàn thiện, bổ sung giáo trình, sách  giáo khoa và cải tiến phương pháp giảng dạy,  trong đó các khoa, tổ và giáo viên múa dân tộc đã phải nỗ lực nhiều hơn trong việc chuẩn mực động tác, cải tiến phương pháp truyền đạt múa dân gian cơ bản. Từ đó, hằng năm đã có các lớp, các khóa tốt nghiệp đạt chất lượng cao không chỉ ở các cơ sở đào tạo trung ương mà ở cả khu vực như: TP Hồ Chí Minh, Việt Bắc, Tây Bắc... Riêng việc đào tạo biên đạo đã có nhiều khóa học đa dạng (chính quy - liên thông, tại chức...), thích hợp với nhiều đối tượng và có hiệu quả thiết thực đã giúp  nhiều đơn vị nghệ thuật có biên đạo, đạo diễn tại chỗ, góp phần nâng cao chất lượng cho từng đơn vị. Ðồng thời với nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện, các cơ sở đào tạo nghệ thuật múa quan tâm thích đáng tới việc tổ chức, thực tập biểu diễn, tham gia các đợt liên hoan của các trường văn hóa nghệ thuật toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức,  các cuộc thi tác phẩm và tài năng biểu diễn do Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức, từ đó năng khiếu được phát hiện, tài năng nghệ thuật được phát huy với nhiều triển vọng.


Biểu diễn nghệ thuật múa cũng đã có bước phát triển, mới mẻ về chất lượng nghệ thuật giải trí phục vụ cuộc sống; các nghệ sĩ, diễn viên múa đã cùng với các đơn vị nghệ thuật, nhất là đơn vị cấp tỉnh, vùng dân tộc thiểu số,  miền núi  đã bám sát địa bàn dân cư, kể cả vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo... để phục vụ nhân dân. Xuất hiện khá nhiều nghệ sĩ biểu diễn tài năng, có kỹ thuật và diễn xuất tốt, đủ sức đảm nhiệm các vai diễn phức tạp với trình độ cao qua việc dàn dựng các vở kịch múa, các cuộc thi tài năng vừa qua. Khối nghệ thuật múa quân đội tiếp tục có sự trưởng thành về đội ngũ, nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng nghệ thuật. Ðoàn ca múa Quân đội, các đoàn nghệ thuật quân khu, quân binh chủng và các đội văn nghệ cựu chiến binh đã sáng tác và dàn dựng nhiều chương trình, tiết mục múa có chất lượng, không chỉ đáp ứng nhu cầu nghệ thuật của chiến sĩ mà còn phục vụ nhiều vùng dân cư trên khắp mọi miền đất nước. Các "vũ đoàn" hoạt động dưới phương thức "xã hội hóa" (chủ yếu ở TP Hồ Chí  Minh) tiếp tục phát huy trong kinh tế thị trường: Ðặc biệt có bước chuyển biến tích cực, nhiều diễn viên các vũ đoàn đã theo học chính quy tại Trường múa TP Hồ Chí Minh, do đó tính chuyên nghiệp đã được nâng cao hơn, chất lượng biểu diễn tốt hơn. Tại Hà Nội và một vài địa phương khác, phương thức hoạt động như trên cũng đã bắt đầu hình thành. Phong trào nghệ thuật quần chúng, đã thể hiện nhiệt tình, trách nhiệm và sáng tạo của đội ngũ hội viên, nghệ sĩ múa đang hướng dẫn, huấn luyện, sáng tác và dàn dựng tại các Nhà văn hóa, Nhà thiếu nhi, các đơn vị nghệ thuật quần chúng trong cả nước; sự gần gũi nhân dân, am hiểu bản sắc dân tộc, gắn bó với phong trào của các nghệ sĩ, đã tạo nên sức sống mạnh mẽ của lực lượng nghệ thuật này, tạo nên những hiệu quả nghệ thuật có sức lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động văn hóa cộng đồng. Hoạt động nghệ thuật múa trong phong trào nghệ thuật quần chúng có hai ưu điểm khá cơ bản: Về bản chất, vẫn giữ được sắc thái hồn nhiên, tươi tắn và bám sát cuộc sống của từng địa phương, từng ngành, từng đơn vị... Về chất lượng, đã có tiến bộ rất rõ rệt, công chúng nhận xét rằng: Chất lượng múa trong phong trào nghệ thuật quần chúng ngày càng tiến sát với trình độ chuyên nghiệp. Ðiểm nổi bật chung của cả nghệ thuật múa chuyên nghiệp - nghệ thuật múa quần chúng và các cơ sở đào tạo nghệ thuật múa trên các lĩnh vực sáng tác, dàn dựng và biểu diễn được thể hiện trong việc đông đảo các nghệ sĩ, diễn viên múa và học sinh, sinh viên đã tham gia rất nhiều chương trình nghệ thuật trong các lễ hội chính trị - xã hội hoặc văn hóa - thể thao lớn của quốc gia, khu vực và địa phương, tạo nên hiệu quả xã hội rộng lớn trong cả nước.


Trong xu thế hội nhập quốc tế, Hội đã có mối quan hệ mật thiết với Hiệp hội Nghệ sĩ múa Trung Quốc,  các nước ASEAN và các nước có quan hệ truyền thống. Hội đã ba lần cử đại biểu đi dự hội thảo, liên hoan nghệ thuật múa ASEAN tại Trung Quốc. Cử đoàn đi dự liên hoan nghệ thuật múa tại Cam-pu-chia. Biểu diễn trong đợt liên hoan hữu nghị Việt Nam - Ấn Ðộ tại Ấn Ðộ và Hà Nội.


Những chương trình hành động của Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam thật sự đã góp phần đưa nghệ thuật múa từng bước vượt qua khó khăn có vị thế trong đời sống xã hội và có sự phát triển mới, thể hiện từ sân khấu chuyên nghiệp cho tới phong trào nghệ thuật quần chúng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật múa của nhân dân.
 
 
 
                                                                                              Theo ND

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục