Phụ nữ Mai Châu bảo tồn và phát triển nghề thêu truyền thống.

Phụ nữ Mai Châu bảo tồn và phát triển nghề thêu truyền thống.

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác quản lý, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã được các cấp, các ngành huyện Mai Châu coi trọng. Với vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên huyện đã xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

 

Theo đó, Huyện đoàn đã triển khai sâu rộng đến các cơ sở Đoàn hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”. Tại các kỳ sinh hoạt và những ngày lễ, ngày kỷ niệm của Đoàn, của Hội luôn chú trọng tuyên truyền, vận động ĐVTN nêu cao ý thức, trách nhiệm thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII) “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ sở Đoàn, Hội thực hiện phương châm “Ở đâu có chi đoàn, chi hội ở đó có đội văn nghệ” nhằm làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân. Anh Hà Công Toàn, Ủy viên thường vụ huyện đoàn chia sẻ: Toàn huyện đã phát triển được 145 đội văn nghệ của ĐVTN thường xuyên luyện tập, biểu diễn. Các đội văn nghệ đều mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc từ trang phục nam nữ, nhạc cụ biểu diễn đến các bài ca, điệu múa dân gian các dân tộc ca ngợi tình yêu quê hương, con người, phong tục tập quán trong sinh hoạt, lao động sản xuất của đồng bào Thái, Mông, Mường… Một nét văn hóa đã góp phần mang lại đời sống tinh thần lành mạnh, trong sáng của tuổi trẻ huyện Mai Châu đó chính là các trò chơi dân gian truyền thống như keng loóng, đánh trống chiêng, chơi cù quay, bắn nỏ, ném còn, thi hát đối đáp… vẫn luôn được tuổi trẻ huyện nhà yêu thích, coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật.

 

Song song với phong trào văn hóa, văn nghệ, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được Đoàn Thanh niên huyện chú trọng qua việc tích cực phối hợp với các ngành chức năng khôi phục và bảo tồn nét văn hóa tri thức bản địa của đồng bào các dân tộc trong huyện như đã mở được 8 lớp học chữ Thái cũng như các lớp chế tác nhạc cụ dân tộc gồm khèn bè, pí khúi, sáo ôi… thu hút trên 240 cán bộ, ĐVTN tham gia học tập, nghiên cứu. Cùng với đó, phong trào trồng bông, lanh để dệt vải được khôi phục và phát triển khá mạnh ở một số xã. Trước đây, đôi tay khéo léo của thiếu nữ dân tộc Thái dệt vải để may mạc, làm đệm, gối, chăn sử dụng trong gia đình và làm của hồi môn khi đi lấy chống. Ngày nay, các sản phẩm này đã trở thành hàng hóa bán ra thị trường trong, ngoài nước và phụ vụ khách đến thăm quan du lịch. Toàn huyện, hiện có trên 5000 khung cửi dệt thổ cẩm, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động với thu nhập từ 300.000 – 500.000đ/khung/tháng.

 

Nhằm giúp ĐVTN có điều kiện để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, các cấp bộ Đoàn trong huyện đã nhận vốn ủy thác từ Ngân hàng CSXH hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển kinh tế. Trong đó, nhiều hộ gia đình đã đầu tư vào nghề trồng dâu nuôi tằm để phát triển nghề dệt thổ, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ dân tộc, mở xưởng rèn dụng cụ lao động truyền thống của đồng bào Mông và đầu tư cho hoạt động văn hóa văn nghệ, kinh doanh du lịch…giúp cho nhiều hộ gia đình ĐVTN vừa có thu nhập cao, vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương.

 

Chung tay, góp sức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tuổi trẻ huyện Mai Châu đã góp phần vào thành tích chung của huyện với 8.250/11.058 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, 79/137 thôn, xóm văn hóa.

 

                                                                         Bình Giang

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục