Hôm qua 15-9, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức đối thoại trực tuyến “Thăng Long – Hà Nội: Hiện tại và tương lai”. Cuộc đối thoại đã gợi mở rất nhiều vấn đề về gìn giữ phát huy giá trị di sản Thăng Long – Hà Nội để Hà Nội xứng tầm là thủ đô văn minh hiện đại trái tim của cả nước.

 

Tại cuộc đối thoại, trả lời về việc bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong quá trình phát triển, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não của cả nước nên yêu cầu phát triển đối với thủ đô càng cao hơn. Vấn đề giữ gìn bản sắc với hội nhập và phát triển không hề mâu thuẫn nhau. Trái lại, nếu giữ được bản sắc, đó là cơ sở để hội nhập sâu và phát triển bền vững.

Điều quan trọng lúc này là các nhà chiến lược phát triển thủ đô phải có cái nhìn tổng thể, giải bài toán phát triển bền vững và hài hòa, có quy hoạch đúng và quản lý tốt. Giữ được bản sắc là phải giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp và đây chính là cơ sở cho quá trình phát triển bền vững.

“Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội theo quan niệm của UNESCO là có giá trị đại diện chung cho lịch sử văn hóa Thăng Long - Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích này đã được xác nhận là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng và là trung tâm quyền lực chính trị trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ cho đến nay.

Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hóa trong gần 1.000 năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục lâu dài của sự phát triển chính trị, văn hóa như khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội...”, GS Nguyễn Quang Ngọc khẳng định.

Trả lời câu hỏi: liệu Hà Nội 1.000 năm sau sẽ như thế nào? PGS.TS Trần Trọng Hanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi Hà Nội, Ủy viên Hội đồng Kiến trúc Việt Nam cho rằng, điều này tùy thuộc vào chính các thế hệ hôm nay. Chúng ta cần xác định một chiến lược phát triển bền vững cho Hà Nội. Tương lai thủ đô Hà Nội sẽ là một đô thị sinh thái cân bằng và thân thiện với môi trường thiên nhiên, có hàm lượng văn hóa cao, lối sống trong lành, nhịp sống hợp lý, làm giàu bằng kinh tế tri thức và trở thành “nơi chốn hạnh phúc”, đầy sức quyến rũ đối với mọi người.

1.000 năm sau, để bảo tồn được Hà Nội phát triển hài hòa sẽ cần đến một mô hình đô thị vùng gắn kết giữa thủ đô hiện nay với các vùng lân cận như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, đặc biệt tiến ra biển kết nối với Hải Phòng thông qua 3 hành lang lớn: quốc lộ 18, quốc lộ 5 và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

“Để giữ gìn những bản sắc, cần áp dụng một số giải pháp như: đánh giá kiểm kê và xếp hạng các di sản văn hóa lịch sử và các di tích kiến trúc; có quy hoạch tổng thể và chi tiết về các di sản đô thị và di sản kiến trúc; thiết kế đô thị gắn với các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết; huy động các nguồn vốn, các nguồn lực để đầu tư bảo tồn tôn tạo và phát triển; ban hành các chế tài cương quyết để xử lý các vi phạm; giáo dục ý thức công dân hiểu trân trọng và tự giác bảo tồn các nhân tố tạo nên các nét đặc trưng của Hà Nội”, PGS.TS Trần Trọng Hanh nhấn mạnh.

Cùng quan điểm trên, TS. Nguyễn Đình Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, sự phát triển của Hà Nội có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với các địa phương, các vùng, gắn với sự phát triển chung của vùng, của đất nước và của thế giới. Đây là vấn đề tất yếu trong quá trình phát triển. Sự phát triển này phải đặt trong sự phát triển của địa phương, của vùng, của đất nước và cả của thế giới.

“Trong chiến lược quy hoạch phát triển của đất nước, Hà Nội bao giờ cũng được đặt ở vị trí đặc biệt quan trọng. Sự phát triển của Hà Nội sẽ thúc đẩy sự phát triển chung của vùng, của đất nước”, TS Nguyễn Đình Dương khẳng định.

Trần Bình

Với tổng mức đầu tư gần 37 tỷ đồng, ngày 15-9, lễ khánh thành và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long cho Dự án tu bổ, tôn tạo tổng thể di tích đình Kim Liên phường Phương Liên đã được tổ chức. Dự án khởi công xây dựng tháng 10-2008, trong đó giá trị xây lắp là 12,15 tỷ đồng, chi phí thiết bị 775 triệu đồng...

Đình Kim Liên là một trong tứ trấn Thăng Long thờ Cao Sơn Đại Vương. Trên tấm bia đá hiện còn lưu giữ tại đây có bài tựa “Cao Sơn Đại Vương thần từ bi minh”, do sử thần Lê Trung soạn năm 1510, nói về công lao của thần Cao Sơn. Tương truyền, thần có công giúp Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh và sau này giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê.

Về con đường gốm sứ ven sông Hồng, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, tác giả công trình cho biết, những vết nứt xuất hiện gần đây trên công trình đã được sửa chữa kịp thời. Dự kiến, ngày 5-10, con đường  gốm sứ ven sông Hồng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ đón nhận kỷ lục Guinness dành cho bức tranh gốm sứ dài nhất thế giới.

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác


Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục