Lễ hội Khai Hạ Mường Bi (huyện Tân Lạc) đã được duy trì nhiều năm nay đáp ứng việc nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong vùng

Lễ hội Khai Hạ Mường Bi (huyện Tân Lạc) đã được duy trì nhiều năm nay đáp ứng việc nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong vùng

(HBĐT) - Trực tiếp làm công tác quản lý các di tích, danh thắng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể và lễ hội, anh Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Quản lý văn hóa, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch cho biết: Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) của Đảng về "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" và kết luận Hội nghị lần thứ 10 (khóa IX) của BCH T.Ư Đảng, tỉnh ta đã tạo được những dấu ấn đậm nét trong việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.

 

Trong những năm qua, Sở Văn hóa - thể thao & Du lịch đã chỉ đạo các lực lượng chuyên môn phối hợp với các  địa phương tổ chức kiểm kê và đưa vào danh mục quản lý hệ thống các di tích thắng cảnh trong toàn tỉnh. Tính đến nay, toàn tỉnh đã  có 176 địa chỉ di tích các loại được lập hồ sơ và đưa vào danh mục, trong đó tiến hành phân loại được 60 di tích đủ tiêu chí để tiến hành lập hồ sơ khoa học trình các cấp có thẩm quyền để xếp hạng. Đã có 126 di tích và thắng cảnh được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ và có 37 di tích cấp Quốc gia được được Bộ Văn hóa - Thể thao& Du lịch công nhận, trong đó có 15 di tích danh lam thắng cảnh, 12 di tích khảo cổ học, 8 di tích lịch sử cách mạng và 2 di tích lịch sử văn hóa. Nhờ sự quan tâm của tỉnh, của ngành, trong thời gian qua  đã có 14 di tích quốc gia được trùng tu, tôn tạo với tổng kinh phí 3,3 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa.

 

Cùng với việc bảo vệ và phát huy giá trị các di tích danh thắng, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, lễ hội cũng luôn được chú trọng. 5 năm qua, ngành Văn hóa tỉnh đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức 2 đợt kiểm kê các giá trị văn hóa phi vật thể trong toàn tỉnh. Qua đó đã xác định địa chỉ trên 120 phong tục, tập quán, tín ngưỡng và các lễ hội của dân tộc, trong đó có 36 lễ hội truyền thống điển hình của các dân tộc. Ngoài ra, ngành còn tổ chức nghiên cứu, sưu tầm được 9 đề tài khoa học với tổng kinh phí 600 triệu đồng  theo chương trình mục tiêu Quốc gia và nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học của tỉnh. Với sự tham mưu đắc lực của ngành Văn hóa, những năm gần đây UBND tỉnh đã hỗ trợ tổ chức 4 lễ hội văn hóa truyền thống và tâm linh lớn của tỉnh như: Lễ  hội Khai hạ Mường Bi huyện Tân Lạc, lễ hội Chùa Tiên huyện Lạc Thủy, Lễ hội Chá Chiêng dân tộc Thái Mai Châu, lễ hội Mừng xuân mới của dân tộc Mông huyện Mai Châu. Tổ chức đăng cai ngày hội văn hóa thể thao Tây Bắc năm 1996 và năm 2000, Đại hội thể thao các dân tộc năm 2007 và ngày hội văn hóa dân tộc Mường toàn quốc năm 2007. Để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cho muôn đời sau, ngành đã hỗ trợ các công trình nghiên cứu khoa học và in các tác phẩm nghiên cứu của các tác giả Bùi Thiện, Bùi Chí Thanh, Khà Tiến, Bùi Chỉ... Một mặt, ngành văn hóa phối hợp với các huyện như : Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Sơn  mở các lớp truyền dạy cách làm và sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống, truyền dạy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian  cho thế hệ tre các đia phương trong tỉnh. Đây là một việc làm có ý nghĩa cấp thiết góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc trong tỉnh.

 

Đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm bào tồn  và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tỉnh. Anh Bùi Tú Cao cho biết thêm: Hiện ngành đang trùng tu lại khu di tích cách mạng Tu Lý - Hiền Lương. Đồng thời, đang chỉnh lý các văn bản phân cấp quản lý di tích cho cấp huyện và cơ sở nhằm nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống. Trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, ngành Văn hóa tỉnh đã có một công trình lớn để chào mừng Đại hội, đó là việc xuất bản cuốn sách Mo Mường đã được sưu tầm, chuẩn bị từ nhiều năm trước. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những hình thức giữ gìn bản sắc văn hóa văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghị quyết T.Ư V khóa 8 và kết luận Hội nghị 10 (khóa IX) của BCH T.Ư Đảng

 

 

                                                                                         Thúy Hằng

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục