Sau khi ra mắt trailer với những cảnh sex khá dày, “Cánh đồng bất tận” đã thu hút sự chú ý đỉnh điểm của công chúng. Tuy nhiên, đến khi công chiếu, bộ phim đã thu hút khán giả ở những giá trị hoàn toàn khác.

Bộ phim chính thức được công chiếu tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 22.10 và gần như suất chiếu nào cũng “cháy” vé. Đã lâu, không có bộ phim Việt Nam (VN) nào nhận được nhiều sự quan tâm đến thế!

Kịch bản tốt, cảnh quay đẹp

Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư. Tiếng vang của tác phẩm văn học này đã khiến bộ phim chịu ít nhiều áp lực. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trước đó cũng không tin rằng bộ phim có thể chuyển tải được hết nội dung tư tưởng trong tác phẩm của chị.

Tuy nhiên, với những gì có trong 100 phút, có lẽ Nguyễn Phan Quang Bình đã khiến công chúng hài lòng. Đạo diễn đã chọn cách kể giản dị nhất là diễn xuôi câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư với sự dẫn chuyện của Nương – một trong những diễn viên chính trong phim.

Út Võ (Dustin Nguyễn) vì hận người vợ bội bạc mà trở nên hận thù, hận thù cả những đứa con. Cô gái điếm Sương (Hải Yến) thân phận éo le, cha bỏ nhà đi theo người đàn bà khác, mẹ mất sớm và sống trong sự khinh rẻ của người đời. Nương (Lan Ngọc) và Điền (Thanh Hòa) – hai đứa trẻ - hai tâm hồn non nớt lớn lên trong sự hằn học, hận thù, ghẻ lạnh của cha. Cuộc sống trôi nổi từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, Nương và Điền không dám nghĩ đến học hành hay đau xót hơn, không dám nghĩ đến cả việc yêu thương một ai đó và không dám cả nhớ mẹ.

Những cánh đồng bất tận đầy khắc khoải
Những cánh đồng bất tận đầy khắc khoải

Phim đã thật sự để lại nỗi ám ảnh với nỗi đau của những mảnh đời trôi nổi, như những mảnh vỡ của số phận dạt vào nhau, nương tựa nhau mà sống. Hành trình bất tận của các nhân vật gần như không có nụ cười. Người xem ám ảnh với sự hận thù, cục cằn, tàn nhẫn của Út Võ; nỗi đau, sự khát khao cuộc sống bình yên của Nương; sự cay đắng của Sương, gương mặt đầy sự chịu đựng và thèm muốn được yêu thương của Điền. Các nhân vật đi trong hận thù, đau đớn nhưng vẫn chất chứa tình yêu, tình thương. Tất cả cộng hưởng khiến cho bộ phim tràn ngập xúc cảm, chạm đến tận cùng sự rung động!

Và đậm chất Nam Bộ
Và đậm chất Nam Bộ

Để làm được điều này, diễn xuất của Lan Ngọc và Thanh Hòa xứng đáng được ghi nhận hơn cả. Những cảm xúc của Nương, nỗi nhớ mẹ, sự run rẩy trước tiếng đằng hắng của cha, thương xót cho thân phận của Sương, những bỡ ngỡ khi dậy thì…đều được chuyển tải chân thực, tự nhiên, có chiều sâu và có hồn qua đôi mắt, gương mặt. Nương cũng là nhân vật chính xâu chuỗi những yêu thương và bền bỉ, chịu đựng để hóa giả những hận thù. Thanh Hòa cũng hoàn thành tốt vai trò khi thể hiện là một chàng trai sông nước với những bản năng của một cậu trai mới lớn, với những biến chuyển sâu sắc trong tâm lý.

Lan Ngọc và Thanh Hòa vai Nương và Điền là một dấu ấn đậm nét
Lan Ngọc và Thanh Hòa vai Nương và Điền là một dấu ấn đậm nét
 
Bên cạnh đó, bối cảnh với những cánh đồng bất tận đẹp nhưng buồn tẻ tạo sự ám ảnh hay những cánh đồng nước phèn hun hút rặt chất Nam Bộ cũng góp phần làm nên thành công của bộ phim. Những cánh đồng bất tận, không biết đâu là lối về chạm vào sâu thẳm xúc cảm, sự khắc khoải của người xem!
 
Đôi chút tiếc nuối

Có lẽ vì đạo diễn chọn cách diễn xuôi theo cốt truyện nên diễn biến phim chậm và có đôi chỗ rời rạc. Chỉ đến những tình huống cuối, khán giả mơi cảm nhận hết được sự khốc liệt, dữ dội của những nỗi đau dồn nén, những yêu thương, những hận thù. Khi Sương chấp nhận cứu đàn vịt bằng chính thân thể mình, cô mong tiếng gọi, tiếng can ngăn của ông Võ nhưng rồi vô vọng. Cô không chịu nổi sự tàn nhẫn của Út Võ và ra đi. Điền vì muốn trả thù cho Sương, đã giết chết một người và bỏ đi.

Về diễn xuất, Dustin Nguyễn chưa thực sự khiến khán giả thấy được nỗi đau, sự hận thù dồn nén của Út Võ. Sự khốc liệt khi nỗi đau hận thù không thể rời khỏi ông và chính điều đó khiến ông hằn học, nhẫn tâm không chỉ với những người đàn bà khác mà với chính 2 đứa con của mình. Sự khốc liệt này Dustin Nguyễn chưa thể hiện đủ sức nặng và đầy đặn. Ngay cả thái độ đối với Sương, nhân vật của Dustin Nguyễn cũng chưa chạm tới tận cùng sự giằng xé, ám ảnh như trong truyện.

Diễn xuất của Dustin Nguyễn và Đỗ Hải Yến chưa chạm tới tận cùng
Diễn xuất của Dustin Nguyễn và Đỗ Hải Yến chưa chạm tới tận cùng

Đỗ Hải Yến cũng chưa thực sự hóa thân vào cô gái điếm Sương. Không thể phủ nhận, trong “Cánh đồng bất tận”, Đỗ Hải Yến có những đột phá nhưng sự dằn vặt, đau đớn của một cô gái điếm khát khao được yêu thương chưa rõ nét. Giọng Bắc lơ lớ của Yến cũng đôi phần khiến cho sức nặng nhân vật giảm đi.

Trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư, đoạn kết là đoạn ám ảnh nhất với hình ảnh Nương bị hãm hiếp trước sự chứng kiến của cha và trong đầu cô hiện lên những đứa trẻ như Nương, như Điền nhưng nhân hậu hơn vì “ Là trẻ con, đôi khi nên tha thứ những lỗi lầm của người lớn”. Đoạn kết khiến người đọc rợn người trước cái ác và sự hận thù miên man và cái kết này không rõ ràng, để người đọc tự tìm cho nhân vật lối về.

Tuy nhiên, trong phim, đoạn kết đã được làm sáng rõ hơn khi đạo diễn để Nương mang thai và cô nhẹ nhàng chấp nhận, nhẹ nhàng mỉm cười tin tưởng ở ngày mai. Còn Út Võ đã thấy lại nụ cười. Với cái kết này, có lẽ sẽ khiến câu chuyện bớt phần khốc liệt nhưng mặt khác cũng khiến cho câu chuyện giảm đi sức nặng và sự ám ảnh! Điều này cũng khiến cho khán giả hơi hẫng bởi với quá nhiều nỗi đau trước đó, Nương khó có thể “dễ dàng” quên đi và mỉm cười với tương lai!

Nhưng dẫu sao, đây cũng có thể coi là một bộ phim thành công bởi đã khiến khán giả bật khóc khi xem đến trường đoạn cuối cùng!.

                                                                                             Theo Dantri

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục