Dạo quanh một vòng thị trường tranh gốm những năm gần đây, chúng ta không khỏi tiếc nuối cho những giá trị của dòng tranh đáng lẽ phải được bảo tồn và phát huy, lại đang mai một dần.

Có lẽ ít nơi nào có một dòng tranh độc đáo và giàu bản sắc như ở Việt Nam: tranh gốm. Tranh gốm Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), Chu Đậu (Hải Dương), Đồng Nai… đều là những thương hiệu có tiếng từ lâu và nằm trong chiến lược phát triển làng nghề vốn rất được kỳ vọng. Tuy nhiên, các làng nghề gốm cổ này đang bị thương mại hóa dữ dội. Từ một làng cổ yên bình bên sông Hồng, Bát Tràng bị cuốn vào vòng xoáy của đô thị hóa. Đi liền với nó là sự biến thái của những giá trị thẩm mỹ lưu truyền từ xa xưa. Khách ghé Bát Tràng chỉ mải mê với những món đồ lưu niệm phổ biến hoặc là xem tranh gốm chỉ để xem và ít có nhu cầu mua. Có thể nói gốm Bát Tràng có truyền thống bản sắc nhưng tranh gốm Bát Tràng lại chưa gây được hiệu ứng mạnh mẽ đủ làm xiêu lòng khách hàng.

 Bên cạnh những tranh gốm dân gian thì cũng có những tranh gây phản cảm.

Cần nói thêm rằng trong điều kiện đòi hỏi thêm những tìm tòi, thể nghiệm mới lạ trong kỹ thuật cũng như sáng tạo hình ảnh, tranh gốm Việt lại có một bước đi chệch hướng. Ðập vào mắt người tìm tranh gốm “độc” là những hình ảnh khá sốc của dòng tranh vốn được xem là đậm hơi thở dân gian này. Không ít những bức tranh gốm quá “mạnh bạo” trong việc thể hiện hình ảnh. Ðó là hình ảnh thiếu nữ “nuy” đến 90%, tranh lập thể thiếu đầu tư gây nên sự phản cảm, thậm chí là gây nên nghi ngờ về tư duy giới tính và điểm nhìn văn hóa.

Nguyên do chủ yếu của tình trạng trên là bởi tranh gốm Bát Tràng chưa đạt đến mức tinh xảo về kỹ thuật cũng như nghệ thuật. Nếu tranh gốm Trung Quốc thu hút bởi sự tinh tế, mượt mà trong cách thể hiện hình ảnh, màu sắc, đường nét thì tranh gốm Bát Tràng lại thiếu ấn tượng thẩm mỹ. Không nhiều bức đẹp, chủ đề thiếu chọn lọc, chưa được chăm chút về mặt tạo hình và tính toán kỹ lưỡng về kỹ thuật nung. Chính vì thế, nhiều khách hàng chọn sản phẩm tranh gốm Trung Quốc, Nhật Bản thay vì chọn hàng nội địa. Nếu có, cũng chỉ là sự cân nhắc đối với những dòng có tiếng như gốm Nhung, gốm Ngọc… Còn những mặt hàng tranh gốm với những đề tài dân gian sản xuất đại trà, “na ná” nhau thi thoảng mới có người hỏi mua.

Khả năng biểu cảm luôn là mục đích hướng tới của mọi loại hình nghệ thuật, không trừ tranh gốm. Muốn làm được điều đó, người nghệ nhân, họa sĩ phải có một phông văn hóa dân gian, phải cảm được những đường nét tinh tế, khoáng đạt, mềm mại từ những chủ đề, hình tượng dân gian; chứ không phải học theo sự chép tranh xa rời chất liệu, thiếu sự thanh thoát, cái hồn trầm lắng, hồn nhiên, duyên dáng của những Con ong, Cái kiến, Thiếu nữ gội đầu, Hút thuốc lào, Câu cá, Phố cổ…

22 trường đoạn tái hiện dòng chảy lịch sử Việt Nam trên bức tranh gốm lịch sử mang tên Con đường gốm sứ của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy là một trong những công trình nghệ thuật mang tính quảng bá rộng lớn cho tranh gốm cũng như văn hóa người Việt. Đó là một sáng tạo dài hơi về tranh gốm đã được công nhận và gây được hiệu ứng tốt. Việc phát huy những hoạt động có tính cộng đồng nhằm giới thiệu tranh gốm là một trong những hoạt động nên xúc tiến trong thời gian tới đây.

Sau một thời gian có nguy cơ “chết yểu”, hiện nay  các website về gốm đang dần bình phục, đóng vai trò khá năng động trong việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm gốm nói chung và tranh gốm nói riêng. Đó là một biểu hiện tốt trong yêu cầu khởi động lại niềm mê thích dòng tranh dân gian độc đáo của dân tộc. Hơn bao giờ hết, những nghệ nhân gốm cần thiết lập bản quyền cũng như củng cố, gìn giữ đặc trưng của tranh gốm.

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục