Cuốn thư sơn thiếp vàng thế kỷ 19 - Ảnh do BTC cung cấp

Cuốn thư sơn thiếp vàng thế kỷ 19 - Ảnh do BTC cung cấp

Trong dịp tết, người Hà Nội có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều câu đối, hoành phi, bình phong, hộp đựng sắc phong sơn son thiếp vàng… trong triển lãm do CLB Những người yêu cổ ngoạn Hà Nội tổ chức.

 

Trước kia, các gia đình, dòng họ giàu có, học thức thường mời thợ đến nhà làm những bức hoành phi, cuốn thư, câu đối, bình phong sơn son thiếp vàng để dựng trong phòng thờ, phòng khách, nhưng cũng có khi được dùng để mừng những sự kiện quan trọng như tân gia, khi nhận chức, nhận sắc phong… Chẳng hạn như khi vua Bảo Đại lên ngôi, các quan lại Bắc Kỳ đã dâng vua bức bình phong sơn thiếp vàng cao 1m,  một mặt có chữ, mặt kia có hình con cá. Nhà sưu tầm Trần Thái (CLB Những người yêu cổ ngoạn Hà Nội) hiện đang giữ bức bình phong này.

Cái quý giá của những cổ vật này trước hết phải nói đến kỹ thuật sơn son thiếp vàng truyền thống. Màu sơn ta đẹp và độc đáo, không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại sơn nào. “Làm sơn ta rất vất vả. Nếu không cẩn thận, sơn có thể khiến mặt người thợ bị sưng đỏ lên” - nhà chơi cổ vật Ngô Mạnh Cường nói. Hình trang trí quanh những tấm hoành phi được thiếp vàng tinh xảo vừa mang giá trị nghệ thuật vừa mang ý nghĩa như lưỡng long chầu nguyệt, tứ linh (thể hiện sự cao quý), hoa lá, bút kiếm (thể hiện văn võ song toàn)…

Giá trị của những bức bình phong, cuốn thư, câu đối, hoành phi còn nằm ở những câu chữ, lời hay ý đẹp ghi trên đó. Trước kia, người ta vẫn phải xin chữ của thầy đồ, người văn hay chữ tốt, rồi mới mang về cho thợ chạm lên. Các chữ được viết theo lối chân - thảo - triện - lệ, thường được làm bằng sứ, khảm trai có khi bằng ngọc, khi đọc phải đọc từ phải sang trái. Muốn chơi những món cổ vật này, người chơi phải ít nhiều am hiểu chữ nghĩa. Tuy nhiên, bây giờ không còn nhiều người hiểu lối viết thảo hay triện, vì thế nhiều nhà chơi cổ vật phải vất vả tìm cho ra người nghiên cứu, hiểu biết để dịch nghĩa câu thơ, câu đối viết theo lối này.

 
Tấm bình phong của quan lại Bắc Kỳ dâng vua Bảo Đại khi ông lên ngôi

Ngoài ra, có hiểu chữ nghĩa thì mới biết bày sao cho đúng. Ý nghĩa của các dòng chữ, câu thơ, câu đối sẽ quy định món đồ đó được bày ở phòng thờ hay phòng khách để ngắm chơi. Chẳng hạn những món có các câu như Đức lưu quang (tạm dịch: cái đức giữ sáng muôn đời), Hộ quốc tề danh (chữ vua ban cho những người phò vua giúp nước), Học giới danh văn (nhắn nhủ con cháu theo nghề văn), Tiết hạnh khả phong (vua ban cho những người phụ nữ thủ tiết nuôi con nên người), Kính sở tôn (tôn kính tổ tiên, ông bà)… thường được treo ở phòng thờ, thường có ý nghĩa răn dạy người đời sau. Những món có đề câu thơ, câu đối về thiên nhiên, cuộc sống thường được gia chủ đặt trong phòng khách. Mỗi khi bạn bè đến chơi lại cùng gia chủ uống rượu, ngâm nga, bình luận.

Những món đồ sơn son thiếp vàng quý giá là vậy nên gia chủ càng phải cẩn thận, tỉ mỉ khi lưu giữ, bảo quản. Nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Trường (Chủ tịch CLB Những người yêu cổ ngoạn Hà Nội) cho biết, không bao giờ được dùng khăn ướt để lau chùi đồ sơn thiếp mà chỉ được dùng khăn khô hay phất trần. “Mỗi khi lau phải thật chăm chút, nhẹ nhàng. Dùng khăn ướt có khi làm biến màu, bong đi lớp thiếp. Chơi đồ sơn thiếp quả lắm công phu!” - ông nói.

Triển lãm diễn ra từ ngày 28.1 - 25.2 tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng.

 

                                                                      Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục