Rạp Hưng Đạo - nơi xây dựng Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật cải lương của TPHCM - đã trùm lưới nhiều tháng qua.

Rạp Hưng Đạo - nơi xây dựng Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật cải lương của TPHCM - đã trùm lưới nhiều tháng qua.

Đã có không biết bao nhiêu văn bản và cuộc họp, trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo tại TPHCM nhưng những dự án xây dựng nhà hát, một thiết chế văn hóa thiết yếu để phát triển các loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp tại TPHCM vẫn còn trên giấy

 

Nhà hát cho cải lương đến nay vẫn còn là điều mong ước của nhiều thế hệ nghệ sĩ, đời sống của họ tiếp tục bấp bênh khi chưa có nơi để làm nghề một cách yên ổn và đúng nghĩa

 

Nằm ngay trung tâm TPHCM, rạp Hưng Đạo được xem là thủ phủ của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, đơn vị quốc doanh duy nhất của bộ môn nghệ thuật cải lương tại TPHCM, được giao quản lý rạp hát này. Rạp Hưng Đạo, được xây dựng từ năm 1960, là nơi biểu diễn của nghệ thuật sân khấu cải lương từ đó đến nay. Hơn 50 năm gồng mình trước sự  tàn phá của thiên nhiên và cả con người, không được tu sửa đúng nghĩa, rạp hát này không còn sức đứng vững.

 
Công trình cấp bách?
 
Hơn 36 năm từ sau ngày đất nước thống nhất, Nhà hát Trần Hữu Trang và nhiều đoàn hát khác của TPHCM đã dựa vào rạp này để dàn dựng nhiều tác phẩm đỉnh cao và phục vụ giải trí hằng đêm cho khán giả mộ điệu: Thái hậu Dương Vân Nga, Kiều Nguyệt Nga, Tâm sự Ngọc Hân, Cây sầu riêng trổ bông, Nàng Xê Đa, Chim Việt cành Nam, Nàng Hai Bến Nghé, Muôn dặm vì chồng...
 
Đồng thời nơi đây còn là nơi tổ chức nghiên cứu, thể nghiệm nghệ thuật cải lương cho cả khu vực miền Nam; đăng cai tổ chức những liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp cấp quốc gia cho các loại hình nghệ thuật truyền thống khác, như chèo, tuồng..., cả trong điều kiện rạp đã hoàn toàn xuống cấp (ghế hư hỏng, nền nhà trốc lở, mái bị thủng, trời mưa dột ướt cả khán phòng), thiếu thốn mọi trang thiết bị.
 
Khi bước lên lầu không ai có thể tin rằng mình đang đi trên chiếc cầu thang của một nhà hát nằm giữa trung tâm TPHCM, còn bệ rạc hơn cả những cầu thang của các chung cư đang xuống cấp nằm rải rác trong lòng TP. Thế nhưng rạp Hưng Đạo vẫn cố gắng hoàn thành sứ mạng của mình, cố gắng đón khán giả đến với nghệ thuật cải lương trong điều kiện cơ sở vật chất như vậy.
 
Trước tình hình đó, UBND TPHCM đã chỉ đạo cho các cơ quan liên quan cấp bách lập dự án tháo dỡ rạp Hưng Đạo và xây dựng nơi đây thành Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật cải lương không chỉ của TPHCM mà còn của các tỉnh ở khu vực phía Nam. Nhưng bao năm nay, dự án này vẫn nằm trên giấy, vẫn là sự chờ đợi mỏi mòn của nghệ sĩ.
 
Vướng “đền bù giải tỏa”
 
Trong hội nghị tổng kết hoạt động của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TPHCM mới đây, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đã phát biểu: “Các công trình xây dựng nhà hát của ngành còn chậm”. Ông Thuận cũng đã chỉ đạo việc triển khai xây dựng Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật cải lương Hưng Đạo cần phải khẩn trương. Thế nhưng sự ì ạch lại nằm ở khâu giải phóng mặt bằng.
 
Trước đây, rạp Hưng Đạo và chung cư Hưng Đạo do ông Nguyễn Thành Niệm làm chủ. Ông Niệm đã cho người cháu ruột là bà Nguyễn Thị Liễu thuê căn phòng 12 m2 để ở. Khi đất nước thống nhất, gia đình ông Niệm hiến rạp Hưng Đạo cho Nhà nước, lúc đó Hội Sân khấu TPHCM (đơn vị quản lý rạp Hưng Đạo) đã có công văn cho phép bà Liễu tiếp tục lưu trú tại căn phòng này và không thu tiền thuê.
 

Tiến trình thực hiện đề án

Năm 2006, UBND TPHCM chính thức giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM thành lập Ban Quản lý dự án xây dựng Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật cải lương Hưng Đạo. Đến tháng 5-2009, theo Nghị định 12 của Chính phủ, các công trình xây dựng phải do đơn vị hưởng thụ làm chủ đầu tư. Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã thành lập ban quản lý dự án, tổ chức đấu thầu đơn vị thiết kế và tư vấn quản lý. Kết quả, Công ty Acsa là đơn vị tư vấn quản lý và Công ty Gesco là đơn vị tư vấn thiết kế với tổng dự toán gần 61 tỉ đồng.

Năm 1998, bà Liễu sang tay cho bà Loan, sau đó, bà Loan sang cho bà Thanh. Bà Thanh đã cho người cháu là Trần Thị Thương đứng tên từ năm 2004. Đến năm 2009, bà Trần Thị Thương được UBND quận 1 thực hiện hợp đồng cho thuê, dù rạp Hưng Đạo không thuộc sự quản lý của UBND quận 1. Đến nay, bà Thương vẫn tiếp tục thưa kiện, chưa chịu mức đền bù giải tỏa mà dự án đưa ra để di dời sớm giải phóng mặt bằng rạp Hưng Đạo.
 
Bức xúc của nghệ sĩ
 
Ông Trần Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TPHCM, cho biết UBND TPHCM đã giao UBND quận 1 chỉ đạo Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng quận 1 có biện pháp cưỡng chế căn hộ mà bà Trần Thị Thương chiếm dụng trong khuôn viên rạp để giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện quyết định này vẫn ách tắc, chưa biết đến bao giờ chủ đầu tư mới có được mặt bằng để bàn giao cho đơn vị xây dựng thi công.
 
Ông Phan Quốc Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, cho biết: “Hiện nay, dù đã có nơi biểu diễn tạm là rạp Thủ Đô nhưng nơi này cũng không hơn gì rạp Hưng Đạo trước đây. Vẫn thiếu thốn nhiều trang thiết bị biểu diễn, muốn dàn dựng tác phẩm lớn phải thuê Nhà hát Hòa Bình hoặc Nhà hát Bến Thành. Nay, phải đợi đến năm 2012 mới hoàn thành việc tháo dỡ, giải phóng mặt bằng và chưa biết ngày khởi công xây dựng sẽ phải còn đợi đến bao giờ”.
 
                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục