Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn BLGĐ.

Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn BLGĐ.

(HBĐT) - Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở VH-TT&DL, từ năm 2010 đến nay toàn tỉnh đã xảy ra 19 vụ bạo lực gia đình (BLGĐ) chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, Mai Châu, Tân Lạc. Cá biệt, tại xã Đông Lai (Tân Lạc), chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra 2 vụ BLGĐ nghiêm trọng liên quan đến tính mạng con người. Những con số thống kê cho thấy, BLGĐ đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.

 

Còn đó những vụ BLGĐ dã man.

 

Cùng các đồng chí công an xã Đông Lai, chúng tôi đến xóm Đồi Bưng, nơi mới cách đây chưa lâu đã xảy ra 1 vụ giết người dã man mà nạn nhân là một người phụ nữ hiền lành và kẻ thủ ác không phải ai khác chính là người chồng. Cũng ở nơi này, cách đây chưa đầy 6 tháng đã có một người chồng ra tay giết chết và cắt cổ người vợ đang mang thai đứa con 5 tháng tuổi của  mình. Với 2 vụ giết vợ dã man chỉ trong 1 thời gian ngắn đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Ngôi nhà sàn mới dựng còn thơm mùi gỗ của gia đình B.V.T, kẻ đã đập đầu vợ mình cho đến chết chỉ vì chị không đáp ứng nhu cầu của anh trong chuyện vợ chồng giờ đây hoang tàn. Anh Bùi Văn Linh, Trưởng Công an xã Đông Lai cho biết: vợ chồng T mới chuyển về nhà mới được hơn 10 ngày thì xảy ra chuyện. Trước đây cũng nhiều lần hai người xô xát nhưng chỉ nghĩ chuyện vợ chồng cãi vã rồi cũng sẽ qua. Ai ngờ!

 

Cũng chính vì suy nghĩ đó là chuyện gia đình mà không ít nơi bạo hành gia đình ngang nhiên xảy ra với hậu quả đau lòng. Mới đây, tại TP. Hoà Bình cũng đã có một người phụ nữ tự tìm đến cái chết vì không thể chịu được những đòn roi, nhiếc móc của chồng mỗi khi anh ta say rượu.

 

Cần mạnh tay xử phạt cùng sự vào cuộc của cộng đồng.

           

Tại Nghị định số 110/ 2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng- chống BLGĐ đã chỉ rõ: phạt tiền từ 1- 1,5 triệu đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích, hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình. Phạt tiền từ 1,5 – 2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hung khí đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình, không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu…

 

Nghị định đã được triển khai, khung hình phạt đã nêu rõ, tuy nhiên cho đến thời điểm này toàn tỉnh mới chỉ có 3 vụ xử phạt hành chính với các đối tượng có hành vi BLGĐ tại xã Phú Minh, Mông Hoá (Kỳ Sơn). Trao đổi về vấn đề này, anh Trịnh Dũng Hạnh, Trưởng công an thị trấn Hàng Trạm (Yên Thuỷ) cho biết: Đến thời điểm này, rất khó có thể xử phạt theo quy định với những người có hành vi bạo lực gia đình, nguyên nhân là nếu cơ quan công an vào cuộc, nạn nhân hoặc các bên liên quan có ý kiến phản ánh hoặc có đơn, thư kiến nghị nhưng thực tế có rất ít nạn nhân làm việc này.

 

Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của tổ chức GRET tại Hoà Bình, Sở VH- TT&DL đã phối hợp với Hội phụ nữ các cấp triển khai nhiều đợt tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới và phòng- chống BLGĐ. Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Lý, Phó Phòng nghiệp vụ (Sở VH-TT&DL), trong các buổi tuyên truyền, đối tượng nam giới, đối tượng chủ yếu gây ra bạo lực lại không tiếp cận được. Đây chính là những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, để ngăn chặn bạo lực gia đình một cách hiệu quả, ngoài các biện pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề này cần làm tốt hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt, đã đến lúc đẩy mạnh áp dụng Nghị định 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ về các quy định xử phạt đối với các hành vi BLGĐ vào thực tế, coi đây như một biện pháp mạnh mang tính răn đe đối với các đối tượng cố tình vi phạm. Ngoài ra, để giải quyết tận gốc vấn đề này đòi hỏi rất lớn sự quan tâm, vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể tại cơ sở. Cùng với việc xử phạt theo quy định, các thôn, bản mạnh dạn đưa vấn đề này vào các quy ước, hương ước của thôn, bản, tổ dân cư để người dân cùng thực hiện.  

 

 

                                                                                  Phương Linh

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục