Gần như cùng một lúc, hai nhà thơ Mỹ - hai người bạn Bruce Weigl và Kevin Bowen - cùng có mặt ở Việt Nam để dự lễ giới thiệu hai tập thơ của họ ra mắt bạn đọc.

 
Cũng giống như Kevin Bowen, Bruce Weigl cũng từng tham chiến ở Việt Nam tại chiến trường Quảng Trị năm 1967-1968, cũng như Kevin Bowen, ông đã cùng dịch 4 tập thơ của các nhà thơ Việt Nam để giới thiệu cho bạn đọc Mỹ, cùng nhận được huy chương “Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật” ở Việt Nam. Việt Nam giờ đây còn ở ngay bên ông, khi ông nhận một cô con gái nuôi người Việt.
 
Tôi cũng đã từng gặp Bruce Weigl ở Mỹ hồi năm 2002 và thật may mắn trong dịp Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới năm 2010, tôi đã mời được ông cùng Kevin Bowen, Larry Heinemann... các nhà thơ, nhà văn cựu chiến binh Mỹ ngồi ăn với nhau một buổi tối bên sông Hồng.
 
Bruce Weigl dáng người rất cao lớn như vận động viên bóng rổ, hay cười, hóm hỉnh, thích trò chuyện. Ông có vẻ là nhà thơ “chuyên nghiệp” hơn cả khi coi làm thơ cùng dạy học là sự nghiệp chính của đời mình. Ông đã có 13 tập thơ được xuất bản, cùng ba tập tiểu luận về thơ và tập hồi ký “Vòng tròn của Hạnh”, đã nhận được không ít giải thưởng văn học.
 
Ngay cái tên tập thơ: “Sau mưa thôi nã đạn” đã thấy rõ chủ ý của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai muốn giới thiệu một phần quan trọng trong sáng tác của Bruce Weigl là những bài thơ viết về chiến tranh Việt Nam: “Nhưng những cành cây vẫn là dây kẽm gai / Tiếng sấm vẫn là tiếng súng cối nã đạn / Cả bây giờ cả khi nhắm mắt / Anh vẫn nhìn thấy bé gái chạy ra từ ngôi làng / bom napan dính chặt cô vào máu...” (Bài hát bom Napal). Ký ức về chiến tranh qua những ngày Tết năm con khỉ (1968) thật tinh tế và đau đớn khi Bruce Weigl nhìn từ nơi những cô gái bán bar: “Hai mươi tuổi mơ chạm vào da thịt mềm con gái / Nhưng sống là sự thật đen tối / Chiến tranh là con ong sắt cháy đỏ / hút cạn mật đời... (Tết đến). 
 
Hay là hình ảnh đứa bé xin ăn bị một lính Mỹ ném hộp thức ăn vào mặt và ngã xuống rồi đứng lên: “Chới với một tay trước đầu sưng về ù, chảy máu / tay kia điên cuồng xua những đứa trẻ / đang bâu vào giành giật thức ăn...” (Điều dối trá cuối cùng). Bruce Weigl đã thẳng thắn chối từ cuộc chiến vô nghĩa này: “Chết một mình trên sa mạc, xa tổ quốc, xa người thân không bao giờ là cái chết vinh quang và tôi chẳng thèm đoái hoài tới sự biện minh từ chính quyền mình” (Thứ một nghìn). Rất nhiều bài thơ của Bruce Weigl nói về nỗi ám ảnh cuộc chiến, sự bất an khủng khiếp khi ông cũng như các cựu chiến binh khác trở về, đến mức: “Chiến tranh đã ăn ruỗng tôi / tôi không thể chạm vào ai được nữa... (Kỷ niệm ngày được tha thứ). Tôi thích những bài thơ Bruce Weigl viết khi trở lại Việt Nam, dù với ông bao năm qua những ấn tượng ghê sợ về chiến tranh vẫn còn đó, kể cả khi ngồi bình an uống rượu bên hồ Hoàn Kiếm, thăm nhà một người bạn...
 
Tôi thấy hơi tiếc khi Nguyễn Phan Quế Mai đã chọn hơi ít các bài thơ khác, những bài thơ đã làm nên cái tên Bruce Weigl, bởi dù sao cuộc chiến tranh đã đi qua gần hơn 3 thập kỷ rồi. Thơ Bruce Weigl có vẻ đẹp rất riêng: “Mặt trời vừa chìm xuống hàng cây / Ánh sáng cuối ngày dìu đêm trở lại / Anh nghe thấy em trong tiếng những ngôi sao... / Tóc em trên môi anh / Tiếng em trong tim anh, tiếng em trong tim anh” (Bài hát đêm) và đây nữa: “Một bài hát cũ, chúng ta đã trở thành bài hát cũ / như lời tạm biệt cuối cùng và cổ xưa của anh” (Người yêu). Đó là những câu thơ đẹp như “kinh điển”, và tôi nghĩ đó là thế mạnh của thơ Bruce Weigl.
 
Trong tập sách này còn có phần văn xuôi rất đáng đọc mà Bruce Weigl gọi là hồi ký “Trở về ngôi nhà Việt”. Tập sách của Bruce Weigl được in đẹp, có phần tiếng Anh nguyên bản là một cách làm hay. Nguyễn Phan Quế Mai là nhà thơ và đã có ít nhiều kinh nghiệm dịch thuật nên có thể nói đây là bản dịch tốt, mặc dù cũng còn có những câu thơ dịch chưa chuẩn khi mô tả sự mong muốn của ông bố muốn con gái là chú chim vàng anh (?) (nguyên bản: or that were may yellow bird - Con gái của bố)... Tuy nhiên đây là một bản dịch nghiêm túc và tạo được sự hấp dẫn với bạn đọc. Chính vì thế nếu so sánh hai tập thơ, tôi càng thấy tiếc cho tập thơ của Kevin Bowen
 
 
 
                                                                                   Theo Bao LĐ

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục