“Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Pháp” được tổ chức vào đầu tháng 5 tại Lorient (một thành phố cảng thuộc miền Tây Bắc nước Pháp). Cùng với một số môn nghệ thuật: âm nhạc, triển lãm tranh - ảnh… của Việt Nam, tham gia biểu diễn - tại đây 120 mẫu áo dài Việt Nam của 3 nhà thiết kế ở TPHCM: Minh Hạnh, Kiều Việt Liên và Trọng Nguyên sẽ được các hoa hậu, người mẫu Việt Nam trình diễn vào lễ khai mạc 5-5 và các ngày 14, 15-5.

Ba nhà thiết kế thời trang (NTKTT) đại diện cho ba thế hệ sẽ ra mắt 120 mẫu áo dài mang phong cách, cá tính của riêng mình, nhưng đều nhằm thể hiện một mục đích chung là tôn vinh nét đẹp truyền thống và nét hiện đại trên chiếc áo dài Việt Nam.

Mẫu áo dài của 3 nhà thiết kế Minh Hạnh, Kiều Việt Liên và Trọng Nguyên.

Với NTKTT Minh Hạnh, đây là lần thứ 6 chị mang các bộ sưu tập áo dài của mình đi trình diễn trên đất Pháp với những chiếc áo dài truyền thống có chất liệu đa dạng: lụa, thổ cẩm, nhung… đan xen các sắc màu đậm đặc: tím đậm, xanh đậm, đỏ đậm. Ngoài các hoa văn cổ thêu cách điệu trên áo, bộ sưu tâp lần này có các khăn quàng và nữ trang đi kèm. Trên khăn và áo còn đính cườm, hạt đá quý, rubi, thạch anh… Áo dài của NTK Minh Hạnh đã được đón nhận ở các lần trình diễn trước - Vì áo dài cũng như âm nhạc là không biên giới, không cần tới ngôn ngữ, người xem cứ thế mà ngắm mà tận hưởng vẻ đẹp duyên dáng, kín đáo mà bay bổng qua phong cách trình diễn của các người đẹp Việt Nam.

Kiều Việt Liên đại diện cho thế hệ NTKTT thứ 2, là thế hệ chuyển giao từ truyền thống đến hiện đại. Nổi tiếng với các mẫu áo cưới, vì chị muốn cho người xem biết là NTK đến từ Việt Nam nên chị chọn thiết kế áo dài cho chuyến trình diễn đầu tiên của mình ở Pháp với 25 mẫu áo dài. Họa tiết thêu là hoa ly ly, lan, thêu máy nổi với chỉ kim tuyến. Kiều Việt Liên dùng tông màu đối lập có đính thêm đá, tạo sự nổi bật. Áo đỏ thêu hoa vàng đồng, xanh thêu hoa tím, tím thêu hoa vàng. NTK Kiều Việt Liên cho biết: “Bản thân áo dài truyền thống rất đẹp và hoàn hảo về đường nét, cấu trúc rồi. Trên cái tứ cơ bản sẵn có của áo dài tôi chỉ trang trí và tạo điểm nhấn, thổi thêm hơi thở cuộc sống hiện đại”.

Đại diện cho thế hệ thứ 3 là Trọng Nguyên. Anh đã có những bộ sưu tập tham gia trình diễn tại Nhật và Singapore, và đây là lần đầu Trọng Nguyên thiết kế 25 mẫu áo dài trình diễn tại Pháp. Để tạo sự trẻ trung và hiện đại cho bộ sưu tập, anh chọn màu sáng trên chất liệu lụa mờ. Đường nét và cấu trúc áo trong bộ sưu tập vẫn giữ kiểu áo dài truyền thống, phần thân ôm, chỉ phần tà áo rộng và dài hơn. Họa tiết trên áo là hoa và mây bằng chất liệu ren. Nền áo nhạt màu có điểm nhấn họa tiết màu đen. Phần nữ trang đi cùng là các sợi đeo dây xích và hình chim phượng hoàng làm từ sừng trâu Việt Nam và châu Phi tạo sự ấn tượng và nét hiện đại.

Những lần diễn trước đây các người mẫu chỉ trình diễn các bộ sưu tập áo dài TKTT Minh Hạnh. Lần này với sự góp mặt của hai thế hệ tiếp nối là Kiều Việt Liên và Trọng Nguyên – NTKTT Minh Hạnh tự hào nói trong niềm vui: “Đây là cuộc đổ bộ của áo dài Việt Nam vào kinh đô thời trang thế giới”.

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục