Trong thời gian gần đây trên các quầy sách ở Pháp người ta thấy xuất hiện một vài cuốn truyện của văn học Việt Nam như của Nguyễn Tuân, Thạch Lam được dịch ra tiếng Pháp, đề tên dịch giả Nguyễn Đức đã được độc giả đọc bằng tiếng Pháp đón nhận rộng rãi.
Sách văn học Việt Nam dịch sang Pháp ngữ vẫn hầu như vắng bóng trên các cửa hiệu sách tại Pháp. |
Việc dịch các tác phẩm văn học Việt Nam sang tiếng Pháp quả thực cho đến nay vẫn còn ít người làm. Tìm được một dịch giả sách văn học Việt Nam ở Pháp lại càng khó.
Ít ai biết được rằng người chuyển ngữ các tác phẩm đó lại là một một dịch giả Việt kiều không chuyên nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Tấn Đức, tên đầy đủ của dịch giả, sang Pháp du học từ cách đây gần 60 năm, khi mới 15 tuổi. Nghề chính của ông là giáo viên sử - địa tại Pháp. Từng đó thời gian sống xa quê hương nhưng niềm đam mê văn chương của xứ sở quê nhà vẫn luôn đeo bám theo ông từ khi còn nhỏ. Giờ đây khi đã về nghỉ hưu ông lại muốn trở lại “mối tình đầu của mình” - như ông vẫn nói - với văn chương Việt Nam bằng cách chuyển ngữ sang tiếng Pháp những cuốn sách văn học Việt Nam.
Âm thầm trong nhiều năm, dịch giả Nguyễn Đức đã chọn dịch thành công ba đầu sách văn học mà ông yêu thích và ông cho là ít nhiều nó toát lên được cái hồn của Việt Nam. Đó là tác phẩm “Chùa Đàn”, của Nguyễn Tuân, đã từng được đạo diễn điện ảnh Việt Linh chuyển thể thành phim “Mê thảo thời vang bóng”, tác phẩm “Hà Nội 36 phố phường” của Thạch Lam và sắp tới đây trong tháng 5 này là cuốn “Hương rừng Cà Mau” của Sơn Nam.
Ba năm cho ra ba đầu sách dịch không hẳn đã là nhiều về số lượng, nhưng cái nhiều, cái lớn ở đây đó chính là niềm đam mê của tác giả đối với văn chương, là ưu tư mong muốn được chuyển tải giới thiệu cái hồn Việt trong các tác phẩm văn học đó đến với công chúng tại Pháp, là tấm lòng của ông với công việc duy trì cội nguồn gốc rễ của mình.
Theo Báo Laodong
Phim truyền hình hiện nay không những không bán nổi ra nước ngoài mà còn tạo nên một ảnh méo mó, lệch lạc về Việt Nam.
Những ai mê và sưu tập đồng hồ đều biết đến ông Hoàng Khanh ở Đà Nẵng. Đó là người đã có hàng chục năm gắn bó với hàng trăm chiếc đồng hồ.
(HBĐT)- Tối 19/5, trường trung học KT -KT Hoà Bình tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kế hoạch trùng tu di tích Huế vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành. Theo đó, đến năm 2020, tất cả những di tích có giá trị tiêu biểu thuộc hệ thống di tích triều Nguyễn tại Huế và vùng phụ cận sẽ được trùng tu phục hồi. Riêng khu vực Đại nội, về cơ bản sẽ phục hồi hoàn nguyên tất cả công trình theo kiến trúc hoàng thành trước đây.
Sáng 19/5, đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 121 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Trụ sở Bộ Quốc phòng.
Chỉ còn chưa đầy hai tuần lễ nữa, sự kiện âm nhạc hàng năm lớn nhất tại Hà Nội – Liên hoan âm nhạc CAMA – sẽ diễn ra, nhiều nghệ sĩ trong nước và quốc tế đã được ban tổ chức công bố và góp mặt vào danh sách những tài năng hàng đầu trong khu vực và quốc tế trình diễn tại nhạc hội sắp tới.