Bạn đọc thường nhớ tên phóng viên khi đọc những bài viết, thông tin hay, thế nhưng ít ai biết đằng sau những bài, tin đó còn có sự góp sức của các biên tập viên, những người thầm lặng góp phần mình vào những tác phẩm báo chí trước khi đến với bạn đọc.
NXB Tổng hợp TPHCM cùng Công ty Sài Gòn Truyền thông (Saigon Media) vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Con mắt biên tập” (The Editorial Eye 2nd) (ảnh) của hai tác giả Jane T. Harrigan và Karen Brown Dunlap - hai nhà báo và chuyên gia nổi tiếng của báo chí Mỹ. Bà Jane T. Harrigan hiện là giáo sư Khoa Báo chí Đại học New Hampshire đồng thời làm cố vấn cho nhiều ấn phẩm đa dạng. Bà Karen Brown Dunlap là Giám đốc Viện Báo chí Poynter ở Florida và 2 lần tham gia ban giám khảo giải thưởng báo chí Pulitzer.
Ở phần mở đầu của tác phẩm, 2 tác giả tập trung khắc họa công việc của biên tập viên trong báo chí hiện đại, với đánh giá “đã qua thời các biên tập viên chỉ làm việc với các cấu trúc ngôn ngữ”. Biên tập viên hiện đại phải am hiểu các kỹ năng trình bày, dàn trang và tư duy hình ảnh. Đồng thời thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp trong các phương tiện truyền thông điện tử như truyền hình hay báo mạng và cả trong những ấn phẩm nhằm mục tiêu tạo quan hệ công chúng.
Với quan điểm đó, “Con mắt biên tập” cung cấp những kỹ năng cần thiết để trở thành một biên tập viên giỏi, đáp ứng được những đòi hỏi và cạnh tranh trong nghề báo ngày nay. Chính vì thế, cuốn sách này không chỉ như là một giáo trình cần thiết cho giảng viên, sinh viên, học viên ngành báo chí - truyền thông mà còn là một cẩm nang hữu dụng cho cả những người đang làm công tác biên tập ở các cơ quan thông tấn và xuất bản.
Sách được chuyển ngữ qua phần biên dịch của nhà báo Trần Đức Tài (Báo SGTT), người đã từng biên dịch cuốn “Ảnh báo chí” của Hãng thông tấn Mỹ Associated Press (xuất bản năm 2003) và chủ biên dịch thuật cuốn “Nhà báo hiện đại” của nhóm chuyên gia The Missouri Group thuộc Khoa Báo chí Đại học Columbia (xuất bản năm 2006).
Theo SGGP
Ngày 21/6, tổ chức phi lợi nhuận Nippon của Nhật Bản đã bán cây đàn violin Stradivarius lừng danh với giá 16 triệu USD tại một phiên đấu giá được tổ chức ở London, Anh.
(HBĐT) - Tối ngày 20/6, phòng VH – TT, Hội Phụ nữ huyện Tân Lạc đã phối hợp với các xã Quy Hậu, Mãn Đức, Tử Nê và thị trấn Mường Khến tổ chức đêm giao lưu văn nghệ chào mừng thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.
Khi nói đến sự phát triển của một cây bút viết văn hay làm báo nổi tiếng, người ta luôn quan tâm đến thời đại mà tác giả đó sống. Theo giáo sư Hà Minh Đức - vị giáo sư đầu ngành về nghiên cứu văn học và báo chí của nước nhà thì "những thập niên đầu của thế kỷ 20 là thời kỳ hưng thịnh của văn học và của báo chí Việt Nam."
"Đồng nghiệp thân yêu ơi, rồi ai còn ai mất/ Trang viết chắt từ tim sống mãi với muôn đời" - thi sĩ, nhà báo Lê Cảnh Nhạc chia sẻ trong một bài thơ chân thành và tâm huyết được ông viết nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Lần đầu tiên trong một dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà thơ Lưu Trọng Lư, di sản đồ sộ của ông mới được nhìn nhận và đánh giá đúng. Ông không chỉ là một nhà thơ, nhà viết kịch, mà trước hết, ông còn là một nhà văn, một nhà văn từng bị "lãng quên".
Chiều 20-6 đã khai mạc triển lãm ảnh “Đối mặt với ma túy” của nhà nhiếp ảnh Phạm Hoài Thanh nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế phòng chống Ma túy 25-6.