Các tác giả đoạt giải cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2009 - 2010.

Các tác giả đoạt giải cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2009 - 2010.

Phần lớn những tác giả đoạt giải cao của cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi do NXB Kim Đồng tổ chức hàng năm đều có xuất phát điểm từ môi trường văn học phía Nam. Điều gì đã khiến các tác giả viết cho thiếu nhi phía Bắc chưa tạo được một cuộc bứt phá? Tại sao sau nhiều nỗ lực, họ đành lòng để cho những giải thưởng lớn đều lọt vào tay các tác giả phía Nam?

"Đời gọi tên biết bao lần"

Thực hiện một cú hat-trick 3 năm liền đoạt giải thưởng văn học dành cho thiếu nhi, Nguyễn Thị Bích Nga là cái tên quen thuộc nhất trong các đợt vận động sáng tác cho thiếu nhi do NXB Kim Đồng, Hội Nhà văn Hà Hội và Hội Nhà văn Đan Mạch tổ chức với giải Ba (2007); giải Nhất (2008) và giải Nhì (2008 - 2009). Gia tài văn chương của tác giả Nguyễn Thị Bích Nga đã lên đến hàng chục đầu sách viết và dịch cho NXB Trẻ và NXB Kim Đồng. Trước cú hat-trick này, Nguyễn Thị Bích Nga từng được biết đến với giải A trong Cuộc vận động sáng tác dành cho thiếu nhi của NXB Trẻ, giải Văn học thiếu nhi Vì tương lai đất nước lần I (năm 1993) và giải A từ Cuộc vận động sáng tác truyện dành cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng năm 1995.

Trần Đức Tiến - một tác giả Vũng Tàu - không gợi cảm giác hiện hình về một người viết cho thiếu nhi, song những tác phẩm dành cho lứa tuổi này của ông lại đặc biệt thành công. Đoạt giải thưởng Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng (2001-2002) với tập truyện dài Làm mèo được dư luận đánh giá cao, mới đây, Trần Đức Tiến lại gây bất ngờ khi giành Quán quân tại cuộc vận động sáng tác văn học cho thiếu nhi với chủ đề Bước qua hai thế giới. Trần Đức Tiến cũng là thế hệ nhà văn mới thực sự xuất sắc với dòng truyện đồng thoại.

Trương Tiếp Trương là một trường hợp “lạ”. Trước cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng năm 2009 - 2010, tên anh chỉ được biết đến qua các truyện ngắn đăng báo hoặc các tác phẩm dịch. Nhưng Trương Tiếp Trương đã âm thầm bùng nổ khi Đối thoại với thiên nhiên thành công, dù sau đó tên anh chỉ còn được nhắc nhớ nhiều với công việc dịch giả.

 

Vấn đề là ở chỗ…

Trương Tiếp Trương từng nói: “Việc tiếp xúc với các tác phẩm văn học nước ngoài bồi đắp cho ta tư duy nhanh nhạy và tự nhiên, điều rất cần thiết khi viết truyện cho thiếu nhi”. Nguyễn Thị Bích Nga và Trương Tiếp Trương ngoài viết truyện cho thiếu nhi còn là những dịch giả khá thành công, đã từng tham gia dịch bộ sách Cửa sổ tâm hồn. Khả năng dịch Việt - Anh, Anh - Việt xuất sắc là một lợi thế của nhà văn là giảng viên Trường Ngoại ngữ không gian (Outerspace Language School) TP. Hồ Chí Minh. Ngoài hai tác phẩm dịch Sự thật về quảng cáoChữa lành, gần đây, Trương Tiếp Trương cũng “trở lại” với bản dịch ra tiếng Anh tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Open the window, eyes closed) của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần.

Trần Đức Tiến viết nhiều sách cho người lớn nhưng không bị lẫn lộn khi sáng tác cho thiếu nhi. Những thành tựu đạt được cho thể loại văn học dành cho lứa tuổi nhiều tưởng tượng này như Đi tìm xứ “Biếu Không”, Cổ tích Chuột, Nhạc sĩ Dế Lửa, Thi sĩ Còng Gió, Chuyện xóm vườn… đã chứng minh điều đó.

Nhiều tác giả khác như Anh Đào, Nguyên Hương, Thu Trân, Phương Trinh, Quế Hương… cũng là những cái tên tác giả xuất sắc của phía Nam đã ghi dấu ấn trong các cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi.

Liệu có phiến diện không khi nói rằng các giải thưởng lớn cho thiếu nhi đều về tay các nhà văn phía Nam? Phải chăng vì “phong trào sáng tác cho thiếu nhi khu vực phía Nam sôi động hơn ở phía Bắc” như nhà văn Lê Phương Liên đã nói? Để có một tác phẩm văn chương thực sự chất lượng cho những mầm non của đất nước, một phông kiến thức, một sự chuẩn bị về mặt ngôn ngữ, một lối viết “thực sự thiếu nhi”, một giác quan văn học hiểu được những gì mà tâm hồn thiếu nhi thực sự đang “thiếu đói” và háo hức tìm hiểu... phải chăng vẫn là những bài học nằm lòng?

Lối viết đơn giản, hài hước, nhẹ nhàng, xuất phát từ tấm lòng đối với con trẻ của các tác giả phía Nam đã “ăn điểm” trong các cuộc vận động sáng tác. Viết cho thiếu nhi không phải để thi thố, mà để khơi dậy cho các em niềm ham mê đọc sách và tìm hiểu thế giới - đó là điều mà độc giả phát hiện ra trong các tác phẩm cho thiếu nhi của các tác giả phía Nam. Đáng tiếc, tinh thần ấy chưa được phổ rộng trong tư duy của nhiều tác giả viết cho thiếu nhi. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hết hi vọng vào những tác giả viết cho thiếu nhi phía Bắc: Lục Mạnh Cường, Đỗ Thái Thanh, Vũ Thị Thanh Tâm, Phạm Hoàng Giang… Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 2010 - 2011 của NXB Kim Đồng đang trong giai đoạn gấp rút, mọi kết quả đang còn đợi ở phía trước…  

 

                                                        Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục