(HBĐT) - Nhân ngày nghỉ cuối tuần, anh Tuấn bàn với vợ: - Chuẩn bị vào năm học mới rồi, hôm nay em có bận không, tranh thủ đi siêu thị để mua sách cho con.

 

Chị Thuý đang mải soạn bài trên máy vi tính ngừng tay, trao đổi cùng chồng:

- Em đã mua hết rồi, còn sách tham khảo em còn tính toán có nên mua hay không. Bọn trẻ bây giờ lười đọc sách tham khảo lắm anh ạ. Năm ngoái, em mua cả đống sách nâng cao nào toán, văn, lý, hoá… nhưng em để ý hình như con Ly nhà mình chẳng thèm đọc, quyển sách vẫn mới tinh, khéo chưa một lần con bé dùng đến. Sách nâng cao có phải ít tiền đâu cơ chứ, rẻ cũng vài chục ngàn đồng một quyển, có quyển toán nâng cao tới gần trăm ngàn. Em không tiếc tiền nhưng tiếc sách, cả đống tiền rồi lại bán giấy vụn.

 

Đang mải câu chuyện thì bé Ly năm nay chuẩn bị vào lớp 7 chạy đến bên mẹ nũng nịu:

- Tháng này mẹ đặt Sao Mai 7,8,9 cho con nhé.

Anh Tuấn kéo Ly ngồi bên rồi giảng giải:

- Sao con không tìm những quyển sách có thể bổ trợ kiến thức giúp cho việc học tập của con, bố thấy tháng nào con cũng đòi mẹ đặt báo Thiếu niên tiền phong hay Sao Mai... gì đấy, tốn kém hàng trăm ngàn mỗi tháng. Bố không cấm con đọc những loại sách, báo đó,  nhưng đó chỉ là biện pháp giải trí, không nên sa đà quá, ảnh hưởng đến học tập. Muốn học giỏi, hiểu biết rộng, ngoài kiến thức học được ở thầy, cô giáo, sách giáo khoa, con phải năng đọc sách. Nhưng nếu chăm chỉ học tập mà chỉ giới hạn kiến thức ở trong sách giáo khoa thì chẳng có lợi ích gì. Sách có vai trò rất quan trọng, đọc sách là một nhu cầu thiết yếu, nó không chỉ cho con kiến thức văn hoá mà còn là phương thức tốt nhất để làm giàu tri thức, là con đường tích luỹ, nâng cao học vấn. Bố nói như vậy không có nghĩa con vớ quyển sách nào đọc quyển ấy mà phải biết chọn lọc, đọc ít nhưng hiểu sâu, ghi vào bộ nhớ của con những câu văn, câu thơ hay khi cần có thể vận dụng ngay vào bài văn của mình.

 

Nhấp ngụm trà xanh đặc sánh, anh Tuấn bày tỏ quan điểm cùng vợ:

- Theo anh, việc đọc sách không nên chạy theo phong trào mà  phải tạo thành thói quen, coi đọc sách như cơm ăn, nước uống hàng ngày của mỗi người trong gia đình. Người lớn thích đọc sách thì trẻ con mới thích. Cách làm hiệu quả nhất là ông bà, cha mẹ phải quan tâm, hướng dẫn cho trẻ cách tiếp cận với sách ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. Phải tìm cho trẻ các loại sách có ích. Em là giáo viên mầm non nên tạo thói quen cho trẻ ý thức thích nghe đọc truyện, nhất là các truyện cổ tích nói về lòng nhân ái, bao dung… để khi vào lớp 1, các em sẵn có lòng đam mê đọc sách.                              

 

 

                                                              Ngọc Anh

 

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục