Xã Phong Phú (Tân Lạc) duy trì thường xuyên các đội văn nghệ quần chúng và tổ chức nhiều buổi biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân trong xã.

Xã Phong Phú (Tân Lạc) duy trì thường xuyên các đội văn nghệ quần chúng và tổ chức nhiều buổi biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân trong xã.

(HBĐT) - Qua gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động số 18 ngày 13/4/2009 của Tỉnh ủy thực hiện NQ số 23-NQ/T.W của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, hoạt động VHNT có nhiều chuyển biến tích cực, cổ vũ mạnh mẽ cho xây dựng và phát triển KT-XH của tỉnh.

 

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 170 văn nghệ sĩ đang sinh hoạt ở 9 chi hội chuyên ngành. Tỉnh đã đầu tư và duy trì hoạt động Báo Văn nghệ Hòa Bình phát hành 2 kỳ/tháng. Đây là diễn đàn cho các văn nghệ sỹ, các nhà nghiên cứu tham gia giới thiệu tác phẩm và quảng bá các công trình khoa học thuộc lĩnh vực VHNT. Theo đánh giá của ông Nguyễn Hữu Thông, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh, cùng với  đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết của Đảng, Nhà nước về VHNT, các hoạt động sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu, phê bình lý luận, hưởng ứng CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được tăng cường. Bên cạnh đó, tỉnh tập trung chỉ đạo, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn nghệ thuật, hoạt động của Hội VHNT, tập hợp, động viên, phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có chất lượng phục vụ nhiệm vụ địa phương, đáp ứng nhu cầu thưởng thức và hưởng thụ VH-VN của nhân dân.  

Sau khi triển khai Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy, phong trào VHNT của tỉnh có nhiều chuyển biến, chất lượng các tác phẩm từng bước được nâng cao; nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn di sản văn hoá quê hương đã phát huy hiệu quả thiết thực. Nhiều tác phẩm VHNT đã đề cập đến các đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng và những vấn đề của cuộc sống đương đại. Hoạt động VHNT đã có nhiều cố gắng trong tìm tòi sáng tạo, tham gia đấu tranh với cái ác, cái xấu, bảo vệ cái thiện, cái tốt; phát huy nhân cách, lối sống lành mạnh trong cộng đồng. Trong năm 2010, các tác giả đã giới thiệu đến công chúng nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị nghệ thuật cao như: sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”, “Mo Mường Hòa Bình“; bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng... Trên cơ sở các công trình nghiên cứu, một số tác giả đã bảo tồn, sáng tạo, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của các dân tộc như NSưT Nguyễn Chí Thanh đã sưu tầm, chuyển thể và truyền dạy nhiều điệu múa dân gian của dân tộc Mường; tác giả Lò Cao Nhum nghiên cứu và tham gia phục dựng lại một số lễ hội truyền thống của dân tộc Thái Thông qua hoạt động VHNT đã góp phần phát triển rộng khắp phong trào nghệ thuật quần chúng, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần trong nhân dân. Toàn tỉnh hiện có 210 đội văn nghệ xã, phường, thị trấn; 1.974 đội văn nghệ quần chúng thôn, bản; 1.196 CLB các loại. Trong 6 tháng đầu năm có hơn 5.000 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng đã được tổ chức, phục vụ cho khoảng 1,5 triệu lượt người xem. Kết quả đó đã góp phần nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Năm 2010, toàn tỉnh có gần 15 vạn hộ gia đình (bằng 80,36%) và 1.412 làng, bản, tổ dân phố (bằng 68,34%) đạt tiêu chuẩn văn hóa.

 Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động VHNT tỉnh ta vẫn còn một số hạn chế. Số lượng tác phẩm nhiều nhưng ít tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Hoạt động lý luận, phê bình VHNT chưa thật sôi nổi, mảng lý luận còn bỏ ngỏ; hoạt động tự phê bình và phê bình văn học chưa thường xuyên, chuyên nghiệp nhằm góp phần tích cực trong định hướng tư tưởng cho công chúng; chủ yếu chỉ dừng lại ở dạng điểm sách, nặng tính chủ quan, thiếu tiêu chí khoa học trong nhận định, đánh giá tác giả, tác phẩm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ chưa được chú trọng, quan tâm thường xuyên. 

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy, theo ông Nguyễn Hữu Thông, trong thời gian tới, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở cần nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc, góp phần phát triển KT-XH trong giai đoạn mới. Quan tâm xây dựng, đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên môn, nghiệp vụ tốt; đầu tư, chỉ đạo phát triển những bộ môn nghệ thuật truyền thống có thế mạnh của tỉnh; kiên quyết ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi, âm mưu xâm lăng văn hoá của các thế lực thù địch. Tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng về đề tài, nội dung, loại hình, phương pháp sáng tác, sự tìm tòi, thể nghiệm, nâng cao chất lượng toàn diện của VHNT. Khuyến khích văn nghệ sĩ bám sát thực tiễn cuộc sống, gắn bó với nhân dân, bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quê hương.

 

                                                                            Đỗ Quyên

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục