Thiếu nữ Hà Nội với mùa thu.

Thiếu nữ Hà Nội với mùa thu.

Nếp sống thanh lịch được thể hiện rõ nét trong thái độ ứng xử giữa con người với con người và giữa con người với môi trường thiên nhiên.

Mỗi gia đình đều vun đắp nền nếp gia phong, ở đó giữ vững kỷ cương, tôn ti trật tự, hòa thuận trên kính dưới nhường, ở đó con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng thủy chung, anh em thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Nét thanh lịch càng thể hiện rõ khi giao tiếp trong xã hội từ lời ăn tiếng nói đến ăn mặc, cử chỉ đi đứng, ở chỗ đông người. Các món ăn của người Hà Nội xưa cũng rất tinh tế nhiều khi đạt đến trình độ nghệ thuật. Ai xa Hà Nội lúc nào cũng nhớ đến hương vị phở, hương vị của những chén trà ướp sen... Người Hà Nội rất yêu hoa và cây cảnh, trong mỗi căn nhà thường có những lọ hoa đủ mầu sắc, những chậu cây cảnh xinh xinh, có cả vùng Nhật Tân, Quảng Bá trồng đào, trồng quất, Tết đến chợ hoa rực rỡ muôn mầu... Tất cả những điều đó tạo nên cốt cách thanh lịch của người Hà Nội với vẻ đẹp văn hóa còn lan tỏa mãi. Khi xây dựng Hà Nội hiện đại, cần phát huy nhân tố này để giúp Thủ đô có nét riêng độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nhận thức rõ điều đó, Hà Nội đã vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào "Xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh" coi đó là một trong những hạt nhân quan trọng làm nên sự thành công của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở Thủ đô; xác định rõ việc xây dựng nhân tố con người là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho việc thực hiện thắng lợi các nội dung phong trào.

Hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường cùng việc các sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài tràn vào đã tác động xấu đến thuần phong mỹ tục, đạo đức con người. Cuộc sống thực dụng, xô bồ, chạy theo đồng tiền nhiều lúc đã làm lu mờ hình ảnh con người thanh lịch của đất kinh kỳ xưa. Ðã xảy ra những hiện tượng không ít gia đình lục đục tan vỡ, vợ chồng bỏ nhau, anh em đâm chém nhau, thanh niên nghiện hút, bất hiếu chỉ vì tiền. Ra đường ai cũng lo sợ tai nạn giao thông, gặp sự cố trên đường đi lập tức xảy ra cãi vã, ẩu đả, có khi gây ra án mạng. Những cử chỉ, hành động giúp đỡ người già, người tàn tật qua đường, nhường nhịn nhau trên đường đi, nhường chỗ trên tàu xe cho người già, phụ nữ đã ít đi... Ðó là chưa kể những hình ảnh thanh niên đầu nhuộm tóc xanh đỏ, con gái ăn mặc hở hang, lố lăng ra đường, cười nói oang oang, tục tĩu nơi công cộng... Thực trạng đó cho thấy việc xây dựng người Hà Nội văn minh thanh lịch càng trở nên cấp bách.

Ðể phong trào "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh" đi vào thực chất có hiệu quả, trước hết phải bắt đầu từ các gia đình. Bồi đắp, hình thành những tố chất nhân cách, lối sống văn hóa của mỗi người đều bắt đầu từ môi trường gia đình. Hà Nội có tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa cao, nhưng những hiện tượng tiêu cực, vô văn hóa trong xã hội không hề giảm, mà có chiều hướng gia tăng, khiến người ta nghi ngờ về hiệu quả thực chất của phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Có lẽ, cái cốt lõi của gia đình văn hóa là nền nếp gia phong, cốt cách của người Hà Nội thanh lịch chưa được nhấn mạnh đúng mức. Mỗi người chủ gia đình phải giữ vững được cốt lõi này để làm gương cho các thành viên trong gia đình. Giáo dục sự ứng xử cho mỗi thành viên trong gia đình, nhất là những thành viên nhỏ tuổi là rất quan trọng. Trong khuôn khổ gia đình, cần dạy dỗ con cái văn hóa, ứng xử với chính mình, với người khác, với môi trường sống chung quanh. Mỗi gia đình phải là một bức tường chắn, ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa xấu và tệ nạn xã hội. Thật khó có một xã hội yên lành khi có những gia đình lục đục tan vỡ, các thành viên trong gia đình không được giáo dục đến nơi đến chốn. Nhưng tố chất của đạo đức con người phải được giáo dục ngay từ nhỏ với những hành vi, cử chỉ sơ đẳng giản đơn nhất, kèm theo sự ứng xử làm gương của người lớn. Chúng ta ngày càng thấy rõ vai trò quan trọng của việc kết hợp ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.

Tất cả các quận, huyện của Hà Nội đều tích cực tham gia phong trào "Xây dựng con người Hà Nội thanh lịch văn minh" một cách phù hợp từng giới, từng lứa tuổi và từng lĩnh vực hoạt động. Hằng năm đều triển khai nghiêm túc công tác đăng ký, kiểm tra, bình xét công nhận Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Ðơn vị văn hóa, theo đúng tiến độ và bước đầu đi sâu vào chất lượng. Ðặc biệt, chú trọng phát triển hệ thống Câu lạc bộ văn hóa gia đình, tổ chức sinh hoạt định kỳ với các buổi trao đổi ý kiến theo chuyên đề hữu ích về xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, phòng, chống các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, các giải pháp thoát nghèo, nâng cao chất lượng sống... Các ngành, đoàn thể phát động tổ chức thực hiện nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả phong trào "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh". Ðiển hình là Mặt trận Tổ quốc Hà Nội tổ chức phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt", Hội nghị biểu dương các tấm gương "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền", các phong trào "Ðền ơn, đáp nghĩa", "Xóa đói, giảm nghèo". Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố thực hiện Dự án "Văn hóa ứng xử người phụ nữ Hà Nội thanh lịch, văn minh" và phong trào thi đua "Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc". Thành đoàn Hà Nội có phong trào hành động "Tuổi trẻ Thủ đô sức khỏe, đoàn kết, sáng tạo, thanh lịch, tình nguyện". Hội nông dân thành phố có phong trào "Người nông dân Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại"... Tất cả những công việc ấy của cả hệ thống chính trị đã có tác động thật sự đến nhận thức của mỗi người, mỗi gia đình trong việc phát huy truyền thống thanh lịch của người Hà Nội trong cuộc sống hiện đại.

Có lẽ trước mắt, Hà Nội nên tập trung vào một trong những khâu xung yếu nhất của việc xây dựng con người văn minh thanh lịch, đó là nếp sống đô thị và nếp sống ở nơi công cộng. Làm sao cho văn hóa giao thông được thể hiện rõ nét trong đời sống hằng ngày, làm sao cho mỗi người ở nơi công cộng thể hiện là con người lịch sự, văn minh, có văn hóa. Ðể thực hiện được điều đó phải nghiêm chỉnh, thi hành những luật lệ, những quy định đã đề ra, phải biểu dương kịp thời những tấm gương và xử mạnh tay những người vi phạm. Giữ được trật tự an toàn trên đường phố chính là tạo dựng bộ mặt văn hóa của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh là công việc phải làm thường xuyên lâu dài, không thể nhất thời hoặc chạy theo thành tích phong trào. Nó phải được bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người dân, mỗi gia đình.

 

                                                                   Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục