Vai diễn Chí Phèo của Bùi Cường.

Vai diễn Chí Phèo của Bùi Cường.

Chỉ vài năm sau khi vào vai Chí Phèo ấn tượng trong Làng Vũ Đại ngày ấy, NSƯT Bùi Cường không còn xuất hiện trên màn ảnh. Khán giả lâu lâu vẫn nhắc: Không biết anh Chí đi đâu?

 

Kỳ thực, “Chí Phèo” Bùi Cường vẫn gắn bó với khán giả. Chỉ có điều, ông không xuất hiện trên màn ảnh mà đứng sau máy quay. Ông đã chuyển sang công việc đạo diễn phim từ hàng chục năm nay.

Kể chuyện Chí Phèo

Bùi Cường vừa mới có dịp trở lại nơi đã ghi những thước phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Ngôi nhà Bá Kiến sau hàng chục năm không hề thay đổi. Những cảm xúc, hình ảnh về Chí Phèo ùa về. “Đoàn phim giờ chẳng còn mấy người. Đạo diễn, chủ nhiệm phim, nhiều diễn viên... đã ra đi. Ba mươi năm rồi còn gì”, ông ngậm ngùi.

Năm 1982, đạo diễn Phạm Văn Khoa gặp Bùi Cường ở Xưởng phim truyện Việt Nam. Đạo diễn chăm chú nhìn anh chàng diễn viên với mái tóc dài ngang vai rồi bảo: “Bùi Cường dám cắt tóc không, có vai này hay lắm”. “Nếu được nhận vai hay, bác nói cháu cạo trọc cháu cũng làm”, Bùi Cường đáp.

“Sau khi tìm được diễn viên đóng vai Thị Nở là chị Đức Lưu, tôi và chị được thử hóa trang trước”, Bùi Cường kể. Phải mất đến hai giờ đồng hồ, nhà hóa trang nổi tiếng lúc bấy giờ là Nhữ Đình Nguyên và nghệ sĩ Lan Anh mới hoàn thành việc tạo hình cho Chí Phèo với vết sẹo dài, mí mắt sưng, gò má húp lên. Hóa trang xong, cả đoàn phim đều thốt lên “giống Chí Phèo quá”, còn khuôn mặt Bùi Cường đau rát bởi vết sẹo dài được làm giả bằng keo. Cứ mỗi một buổi quay, vết sẹo phải làm lệch đôi chút cho khỏi đau. Sau này, khi phim đã quay xong, những chỗ gắn sẹo trên mặt ông bị sạm đen tới mấy tháng sau mới hết. Mặc dù tạo hình nhân vật thành công, nhưng phải đến cảnh quay thử đầu tiên là đoạn Thị Nở mang bát cháo hành cho Chí Phèo, đạo diễn Phạm Văn Khoa mới gật gù yên tâm, không chọn thêm diễn viên nữa. Đoạn quay thử được dựng luôn thành phim.

Phim vừa quay vừa in tráng, mất tới một năm. Trong suốt thời gian sống cùng Chí Phèo, Bùi Cường có lúc cảm giác như lên đồng, nhập vào nhân vật. “Chí Phèo” Bùi Cường khác với Chí Phèo của Nam Cao là ngoài say rượu, chửi bới, ăn vạ, hắn còn biết hát. Lúc đầu, Bùi Cường sợ sẽ phá đi hình tượng nhân vật văn học đã quá nổi tiếng, đạo diễn không chấp nhận. Nhưng vừa nghe ông hát thử, đạo diễn đã mê luôn. Với Bùi Cường, cái khó nhất khi đóng Chí Phèo là tìm cho được tiếng cười. Mất đến một tháng, ông mới nghĩ: “Hay thử so sánh tiếng cười của Chí Phèo với tiếng một con vật”. Ông liền nghĩ ngay đến con chó: “Chí Phèo cũng giống như con chó khi bị dồn vào chân tường thì cắn càn. Tiếng cười mà như con chó bị hóc xương cứ ằng ặc nghèn nghẹn ở cổ, nuốt không được, ặc không ra”.

Bỏ tiền túi làm phim  

Sau vai diễn Chí Phèo, Bùi Cường tham gia một vài vai diễn khác rồi quyết định chuyển sang công việc đạo diễn từ đầu những năm 90. Ông bảo: “Đam mê làm đạo diễn sôi sục trong người. Đến lúc không nhịn được nữa thì bung ra”. Bộ phim đầu tay là phim truyện hài Người hùng râu quặp, ông bỏ ra gần 100 triệu để làm. Thời gian ấy, số tiền này đủ lớn để mua được mảnh đất. Gia đình không phản đối mà ủng hộ ông. Bù lại, bộ phim được nhận phát hành cả hai miền Nam, Bắc, có tiếng vang. Ông lời được một chút vì nhà phát hành không chịu trả tiền lãi chiếu phim. Sau bộ phim đầu tiên, ông tìm hiểu thị hiếu khán giả rồi làm tiếp ba bộ phim truyện hài, tâm lý xã hội và về đề tài kế hoạch hóa gia đình Kẻ cướp gặp cô dâu, Chuyện tình ngôi sao, Con bạc cháu vàng. Nhiều hãng phim sau này mời ông làm đạo diễn cho phim truyện nhựa, đến giờ ông đã dắt tay ba phim.


Đạo diễn - NSƯT Bùi Cường đang hướng dẫn diễn xuất cho diễn viên - Ảnh: nhân vật cung cấp
 

Đã 65 tuổi mà lúc nào ông cũng sẵn sàng lên đường với niềm đam mê. Cả năm thì có tới 6 tháng ông không ở nhà mà rong ruổi khắp nơi đi làm phim. “Giờ người ta sòng phẳng lắm chứ không như thời bao cấp, phải làm phim hay, hấp dẫn mới mời. Nên mình cũng phải luôn đổi mới”, ông cười. Ông háo hức khoe kịch bản dựa theo truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao do ông và nhà văn Đoàn Lê viết. Bùi Cường ấp ủ thực hiện bộ phim này như để tỏ lòng biết ơn với nhà văn Nam Cao, người đã mang đến nhân vật Chí Phèo để cái tên Bùi Cường gắn liền và được khán giả nhớ đến.

“Tôi diễn xuất và làm bao nhiêu phim nhựa, phim truyền hình cũng giành được nhiều giải thưởng, gây ấn tượng đấy chứ. Vậy mà cứ nhắc đến tôi là mọi người vẫn nhớ đến Chí Phèo một cách kỳ lạ. Cái bóng của nhân vật quá lớn!”, Bùi Cường trầm ngâm. Ông không thấy buồn mà ngẫm lại thấy mình may mắn: “Nghệ thuật cần cái gì đó đặc biệt, độc đáo. Và không phải ai cũng có được may mắn vào vai diễn đa sắc như Chí Phèo”.

Cuộc đời làm nghệ thuật đã thành công ở cả vai trò diễn viên và đạo diễn, nhưng đến giờ Bùi Cường vẫn còn mong đợi: “Hình như bộ phim tôi đau đáu vẫn còn đang ở phía trước thì phải…”.

Khi truyền hình phát triển, Bùi Cường là một trong những đạo diễn phim truyền hình đầu tiên cho chương trình Văn nghệ chủ nhật (VTV3). Ông thực hiện gần trăm bộ phim truyền hình. Đài truyền hình TP.HCM cũng mời ông vào làm phim. Nhiều khán giả yêu thích những bộ phim truyền hình ông làm như Vị tướng tình báo và hai bà vợ..., nhưng có thể không biết phim do “Chí Phèo” Bùi Cường thực hiện.

 

                                                            Theo ThanhNien

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục