Chính quyền Vân Nam, Trung Quốc chi ra 30 triệu tệ (gần 100 tỷ đồng) trang trải cho đám cưới của hai ngôi sao Trương Kiệt và Tạ Na với điều kiện cặp vợ chồng này sẽ làm Đại sứ Du lịch cho Shangri-La - khu du lịch thuộc địa phận của tỉnh.

 

Cuối tháng 9, người dân Shangri-La được chứng kiến đám cưới xa hoa vào loại bậc nhất của MC nổi tiếng Tạ Na (Xie Na) và nam ca sĩ sắp nổi Trương Kiệt (Zhang Jie). Tờ Independent (Anh) bình luận: “Cuộc hôn lễ như một hội chợ phù hoa đó đã cho thấy người Trung Quốc ngày nay giàu đến cỡ nào”.

Tạ Na hơn chồng một tuổi và nổi tiếng hơn anh nhiều. Ảnh: Sina.

Tạ Na, sinh năm 1981, là diễn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình nổi tiếng. Cô từng tham gia một số bộ phim như Tráng sĩ xuất quân, Anh hùng xạ điêu… Còn Trương Kiệt, sinh năm 1982, mới bắt đầu bước vào làng giải trí trong vai trò một ca sĩ. Sau 4 năm hò hẹn, họ quyết định đi đến kết hôn. Điều đặc biệt là đám cưới của họ được chính quyền tỉnh Vân Nam “bao” gần như trọn gói.

Theo báo chí địa phương, chính quyền Vân Nam chi ra 30 triệu tệ (gần 100 tỷ đồng) để trang trải mọi chi phí hôn lễ, từ ảnh cưới, hoa cưới, địa điểm, mâm cỗ cho tới phòng tân hôn của cô dâu chú rể. Đổi lại, cặp vợ chồng "nổi tiếng vừa phải" này sẽ trở thành Đại sứ Du lịch cho Shangri-La. Shangri-La tên gọi trước đây là Trung Điện, thuộc Vân Nam, Trung Quốc. Năm 1997, nó được đổi tên là Shangri-La sau khi nhà văn Anh James Hilton xuất bản cuốn tiểu thuyết Lost Horizon. Trong Lost Horizon, Hilton hư cấu nên địa danh Shangri-La dựa trên cảm nhận của ông về Trung Điện, mà ông gọi là "Thiên đường hạ giới”. Lãnh đạo tỉnh Vân Nam đã chớp lấy cơ hội này, đổi tên mảnh đất Trung Điện để thu hút khách du lịch.

Hai vợ chồng chụp ảnh trên những đồng cỏ đầy hoa của Shangri-La. Ảnh: QQ.

Tuy nhiên, đám cưới được chi tiền này đang trở thành tâm điểm tranh cãi và bị đánh giá là “một sự xúc phạm đến những người biết quý trọng đồng tiền". Nhiều cư dân mạng cho rằng, số tiền khổng lồ đó đáng lẽ nên được dùng để xây hàng chục trường học, đào tạo hàng nghìn giáo viên cho những khu vực còn nghèo của Vân Nam.

"Một tỉnh mà bữa ăn sinh viên còn chưa có miếng thịt lại bỏ ra 30 triệu tệ cho đám cưới của hai nhân vật giải trí. Thật là một bi kịch, là nỗi đau đớn cho người dân”, một người viết trên Sina Weibo - một dạng Twitter của Trung Quốc. "Đó chính là cách 'sao' tiêu tiền đấy. Tôi tự hỏi, những người như họ không biết đã bỏ ra bao nhiêu để làm từ thiện”, một người khác lấy nickname là Vage1931 viết.

Trong khi đó, vẫn có những ý kiến tỏ ra đồng thuận với cách làm của chính quyền tỉnh. "Khi xem đám cưới, tôi thấy thực sự xúc động. Đặc biệt là khi Tạ Na cảm ơn chồng vì đã yêu cô, đã ở bên cô mỗi khi cô cần”, một người hâm mộ viết trên Weibo của Tạ Na - trang riêng của cô thu hút 9,8 triệu người theo dõi.

Tạ Na khóc trong đám cưới vì hạnh phúc. Ảnh: ifeng.

Trong hôn lễ kéo dài 90 phút, cô dâu - MC được mệnh danh là “người mang tới hạnh phúc”, nghẹn lời chia sẻ: “Em sẽ cố gắng thật nhiều để trở thành vợ tốt của anh”. Sau đó, hai người hôn nhau trên công viên xanh mướt của Shangri-La.

Tương xứng với chi phí khổng lồ của đám cưới, quà cưới dành cho cặp sao cũng gây sốc không kém. Diễn viên hài nổi tiếng Triệu Bổn San (Zhao Benshan) tặng tân lang - tân nương món quà trị giá 660.000 tệ (hơn 2 tỷ đồng). Thông tin này được một cư dân mạng bình luận: “Nếu ai đi đám cưới cũng tặng quà như thế thì đến phá sản. Nhưng Triệu Bổn San, ông ấy có điều kiện”. Tổng trị giá quà tặng ước tính vào khoảng 37 triệu tệ (gần 120 tỷ đồng).

Cùng thời điểm diễn ra sự kiện gây tranh cãi này tại Trung Quốc, Việt Nam cũng vừa bổ nhiệm Đại sứ Du lịch đầu tiên. Người được chọn là diễn viên Lý Nhã Kỳ. Tuy nhiên, cô cam kết không nhận cát-xê của nhà nước, thậm chí còn bỏ tiền túi tổ chức các hoạt động huy động tài trợ nhằm quảng bá du lịch Việt Nam.

 

                                                                    Theo VnExpress

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục