Bộ phim truyền hình lịch sử dài 40 tập Ðường Hồ Chí Minh trên biển (đang phát sóng hằng ngày vào 18g trên HTV9) xuất hiện nhiều đầu mối xung đột ngay từ những tập đầu tiên. Tuy nhiên, khán giả chưa thật sự bị lôi cuốn vào câu chuyện...

 

Phim chưa thật sự kịch tính như chờ đợi của khán giả - Ảnh: L.T.B.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến đỉnh điểm, miền Nam rơi vào tình trạng thiếu vũ khí, cần chi viện gấp từ miền Bắc. Tại Hải Phòng, thuyền trưởng Tư Lê (diễn viên Hoàng Phi) nhận nhiệm vụ chỉ huy tàu T67. Thuyền trưởng Tòng (Châu Thế Tâm) cũng được lệnh đưa tàu T37 chở đạn dược, thuốc men cập bến Vũng Rô. Lúc này ở Nha Trang, đội quân của đại úy Ba Hoàng (diễn viên Lâm Minh Thắng) đang cày nát làng cát, truy lùng Việt cộng...

Từ đây, bên cạnh các sự kiện, một loạt nhân vật chính cũng được lần lượt giới thiệu. Hai Rạng (Lý Hùng đóng) - thiếu tá bộ binh muốn thực hiện vây bắt tránh tàn sát, gặp lại Tư Nhâm (Ðinh Y Nhung) đang hoạt động cách mạng ngầm... Vai trò của người dân nơi bến bãi gắn với các sự kiện bảo vệ bí thư cộng sản Sinh khỏi cuộc truy lùng, hay sự chống trả của công nhân khi nhà máy bị tấn công tại Hải Phòng... Ðường dây đối kháng kéo dài suốt chiều dài bộ phim là những chiến sĩ trên hai con tàu T67 và T37 trước thế lực của Hai Rạng, Ba Hoàng...

16 tỉ đồng kinh phí làm phim, là dự án được ấp ủ nhiều năm của HTV, với bốn tháng quay ròng rã ngày đêm, nội dung của 1/4 phim đang khiến khán giả thưởng thức với một phản ứng... bình thản. Có dụng ý đẩy tiết tấu phim kịch tính ngay từ đầu, quay kỹ, lớp lang quá mức khiến tiết tấu phim trở nên công thức, cứng nhắc.

Trong bối cảnh nguy khốn, liệu có thể bàn chuyện quân sự lộ liễu ngoài bãi cát (sau khi cứu được nhiều đồng chí ra khỏi hang đá). Bị địch phát hiện, liệu người bí thư cộng sản có thể hỏi lại nhiều lần như chưa tin, trước khi kịp ra lệnh tạm thời tắt đèn, giải tán cuộc họp rồi mới chạy rút. Không tránh được lỗi trang phục quá tinh tươm so với thời chiến (dù đây đều là những bộ trang phục đã được cố vấn), những tấm áo mới trắng của người lính biển thêm một lần giảm đi không khí thời chiến.

Phim cô đọng rất nhiều chi tiết cảm động: người dân cắn răng không khóc trước địch khi xác thím Tư bị lôi ra để uy hiếp tinh thần; thuyền trưởng Tòng áp tai nghe đứa con mình qua bụng vợ trước khi ra trận; sự bẽ bàng của Hai Rạng trước tình yêu hay hoài nghi về cuộc chiến... Nhưng đã không thể tránh những giọt nước mắt gượng gạo, một vài gương mặt vô hồn rơi vào khuôn hình ở những phút có thể lấy đi sự xúc động của khán giả.

Diễn xuất còn gượng, nội dung phim xử lý qua thoại dài dòng cũng mắc vấn đề tương tự. Khó có thể hình dung được nỗi đau của những chiến sĩ bị giam mình gần nửa năm ở cầu cảng không thể ra khơi. Khó có thể hiểu hết được nỗi hi sinh rất riêng tư của những người lính chưa tròn đôi mươi, nếu chỉ qua những lời thoại mang tính giáo dục: "Yêu nhau chỉ nghĩ về nhau là không ổn. Có nhiều lẽ để bước vào cuộc chiến hôm nay. Có một lẽ quan trọng để lứa đôi thế hệ mai sau không phải xa nhau".

Sự hay, dở của bộ phim về con đường quân sự trên biển cũng là bước đệm để HTV tiếp tục giới thiệu nhiều bộ phim gắn với lịch sử hoặc đề tài chính luận đang được triển khai phát sóng đậm đặc vào năm 2012. Vẫn có một sự chờ đợi nhất định từ khán giả về một bầu không khí chiến đấu "không kịp cởi balô" trên tàu, dưới bến. Ðể được xem phim với niềm tự hào dân tộc, để cảm nhận được huyền thoại...

 Sẽ kịch tính hơn ở các tập sau

* Thưa đạo diễn, có nhiều đáng tiếc sau khi xem 1/4 bộ phim. Khán giả vẫn mong được thuyết phục qua diễn xuất, phục trang, tiết tấu phim... hơn là các thông điệp được đưa ra qua... lời thoại...

- Ðạo diễn Ðinh Thái Thụy: Ðây không phải lỗi kịch bản hay dàn dựng thiếu hấp dẫn, điều này thuộc về trách nhiệm của tôi ở vai trò đạo diễn. Bộ phim này đòi hỏi phải có khoảng 130 diễn viên có nghề, biết diễn. Những diễn viên (quần chúng) còn lại (xuất hiện 1,2 phân đoạn) đôi khi chúng tôi phải tìm ngay tại bối cảnh thuê quay. Thực tế có những vai phụ đã diễn không tới được cảm xúc, ngay cả khi thực hiện cảnh quay nhiều lần. Ðây là lỗi của đạo diễn!

Các tập đầu, toàn bộ thủy thủ theo yêu cầu chiến lược của cấp trên, không hề nắm lý do vì sao tàu chưa ra khơi, đất diễn của những nhân vật này vì thế cũng phải co lại. Họ chưa được xuất hiện nhiều, các cuộc đấu trí cũng chưa rõ ràng. Từ tập 7 trở đi, kịch bản phát triển, khi các chuyến tàu không số ra khơi, đối đầu với địch và tìm cách đổ vũ khí vào bến (đặc biệt nhiều bối cảnh lớn, công phu sẽ xuất hiện trong tập 15-16).

Một bộ phim về đề tài chiến tranh nếu được thể hiện tối đa bằng hình ảnh là lý tưởng nhất! Trong điều kiện hiện nay, để làm phim chiến tranh, không chỉ riêng bộ phim này, tất cả các phim đều có hạn chế nhất định. Nhiều khía cạnh chúng tôi không thể đi quá sâu. Nhiều điểm cần thiết để truyền tải nội dung kịch bản buộc phải xử lý bằng thoại. Chúng tôi vẫn mong muốn tích lũy kinh nghiệm để lần sau có thể làm tới nơi tới chốn, tròn trịa hơn.

 

                                                                Theo TuoiTre

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục