Cảnh trong Đên Hoàng Cung Huế 2010. (Ảnh: Quốc Việt/Vietnam+)

Cảnh trong Đên Hoàng Cung Huế 2010. (Ảnh: Quốc Việt/Vietnam+)

Tại Festival Huế 2012, khách du lịch có thể tận hưởng không gian thú vị của "Đêm Hoàng Cung" bằng việc tái hiện một số khía cạnh của đời sống cung đình Nguyễn - tiến sỹ Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết.

 

Theo đó, một phiên lễ đổi gác của những người lính cấm vệ, hoặc hoạt cảnh rước "Công chúa về dinh" xuất phát từ cung Trường Sanh sang Duyệt Thị Đường và quay trở lại là những điểm nhấn mới, nổi bật, đầy ấn tượng trong lễ hội lần này.

Từ cửa Ngọ Môn vào đến cầu Trung đạo dẫn vào điện chính Thái Hòa trên nền thành cũ rêu phong, là những hoa văn cung đình huyền ảo với hai hàng cung nữ, bên những chiếc đèn lồng lung linh cùng tiếng nhạc đưa du khách bước lên sân Đại Triều Nghi được bài trí công phu.

Tại khu vực nền điện Càn Thành và Trường lang hai bên sẽ có hoạt cảnh sân khấu tái hiện "Ký ức cung nữ" với các hoạt động gần gũi với đời sống thường nhật của người dân như thêu, làm thơ, viết chữ, may vá… kèm theo sự xuất hiện của các thái giám.

Gần đó, trên nền điện Khôn Thái xưa là nơi trình diễn trò chơi Đầu hồ - một loại hình giải trí dành cho bậc vương tôn, quý tộc thời Nguyễn. Chếch về phía Đông là không gian của nghệ thuật sắp đặt Mặt nạ Tuồng và trình diễn vũ khúc cung đình "Trình tường Tập khánh" trên nền của điện Nhật Thành.

Triển lãm 29 bức ảnh của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Đào Hoa Nữ với chủ đề "Sắc Huế" sẽ được giới thiệu tại khu vực Trường lang nối với Duyệt Thị Đường. Ở phía đối diện, tại khu vực Trường Lang nối với cung Diên Thọ sẽ trưng bày 60 bức ảnh của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Teruyo Iwahori giới thiệu con người và đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Phía cuối của hành trình từ cửa Ngọ Môn theo trục dọc vào đến nền điện Kiến Trung sẽ là không gian của nghệ thuật sắp đặt theo chủ đề "Long phụng" và màn trình diễn "Cửu lân tranh châu" trên nền của dấu tích điện Kiến Trung xưa.

Khu vực phía Tây của Đại Nội Huế là các không gian dành cho lễ Niêm hương (tại Thế Tổ Miếu), biểu diễn nghệ thuật Âm sắc Việt (cung Diên Thọ) và đặc biệt là hoạt cảnh "Công chúa về dinh" xuất phát từ cung Trường Sanh rước sang Duyệt Thị Đường và quay trở lại.

Sau khi đoàn rước "Công chúa về dinh" xuất phát ra khỏi cung Trường Sanh, du khách tham dự đám cưới công chúa sẽ có cơ hội thưởng thức trà và các loại bánh Huế nổi tiếng tại đây.

Khu vực phía Đông của Đại Nội Huế cũng sẽ có những không gian chờ đợi sự khám phá của du khách đến với triển lãm Nghệ thuật cây cảnh Huế tại vườn ngự nổi tiếng Cơ Hạ Viên và nghệ thuật ngâm thơ, ca Huế tại ba công trình kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống Huế.

Không gian phía sau điện Thái Hòa, trên sân điện Cần Chánh là nơi tổ chức Dạ nhạc tiệc, giới thiệu các món ăn được chế biến và trình bày theo phong cách cung đình Huế xưa và nghệ thuật diễn xướng âm nhạc, trang phục cung đình Huế.

Giá vé tham dự chương trình Đêm Hoàng Cung tại Festival Huế 2012, bao gồm cả dạ tiệc cung đình 600.000 đồng/người; và loại vé 60.000 đồng/người dành cho những người không dự dạ tiệc.../.

                                                        (Vietnam+)

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục