Liên tiếp trong 3 số báo, Thanh Niên đã nêu thực trạng hiu hắt khách tham quan tại một số di tích lịch sử cách mạng ở thủ đô Hà Nội. Bài viết đưa nhiều ý kiến về những bất cập và khó khăn trong việc xây dựng và duy trì hoạt động của di tích.

 

Song có lẽ điều mà nhiều người cảm thấy băn khoăn là làm sao phát huy những giá trị lịch sử truyền thống để nó không bị biến thành “nhà kho” của lịch sử. Phải làm sao để mỗi di tích đều phong phú về tư liệu, phương pháp và kỹ thuật trưng bày, thuyết minh hấp dẫn, gây cảm hứng đối với du khách, đặc biệt là lớp trẻ.

Bà Trịnh Văn Bô, chủ nhân ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội - nơi Bác Hồ và Ban Thường vụ T.Ư Đảng được gia đình nhà đại tư sản yêu nước cưu mang đã họp và là nơi Bác khởi thảo ra bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có lần kể tôi nghe: Vào năm 1992, ông Đỗ Mười, khi đó là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, gặp bà và gợi ý nên dành thời gian quay lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang đầy kỷ niệm năm xưa để làm “di tích sống”, “nhân chứng sống” giúp cho nhà lưu niệm 48 Hàng Ngang sinh động hơn với du khách đến tìm hiểu, tham quan. Hiện nay ngôi nhà 3 tầng này chỉ có 1 tầng là có hiện vật, đồ đạc của gia chủ gắn bó với Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn lại bỏ không, trong khi đây là một phố buôn bán sầm uất vào bậc nhất Hà Nội.

Còn phần nhà mặt phố Hàng Cân thì người ta dùng để trông xe máy rất nhếch nhác. Nhân viên tại khu di tích cho biết cũng chẳng mấy khi có ai đến tham quan.

Theo tôi, đó là một ý tưởng rất hay và nhìn xa trông rộng của một nhà lãnh đạo cách mạng trọn một đời gắn bó với Đảng, với nhân dân. Đó cũng là cách làm rất đúng nếu nhìn nó dưới góc độ khoa học lịch sử ở khía cạnh góp phần bảo tồn chứng tích lịch sử sao cho lâu bền nhất.

Hồi đó, ý của Tổng bí thư Đỗ Mười là còn muốn bà Trịnh Văn Bô quay về ngôi nhà 48 Hàng Ngang, mở một cửa hàng bán tơ lụa y như lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ở, bên cạnh người hướng dẫn của nhà lưu niệm sẽ có sự hiện diện của chính bà, người thật việc thật và vô cùng sống động. Bà sẽ kể thêm cho du khách tới thăm từng câu chuyện nhỏ mà chính bà là một nhân chứng sống. Như vậy chắc chắn ngôi nhà 48 Hàng Ngang sẽ không lạnh lẽo và hoang phế như hiện nay chúng ta đang thấy.

Không hiểu sao, việc này không thực hiện được để rồi ngôi nhà 48 Hàng Ngang bây giờ trở thành ngôi nhà vắng vẻ, đìu hiu mỗi tháng đón mươi khách tham quan (chủ yếu là khách ngoại quốc, hoặc khách nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Việt Nam), bên ngoài thì xe máy che lấp cả đường đi rất khó chen chân. Ấy là chưa nói, nhiều khi cánh cửa sắt cũng đóng im ỉm. Nỗi buồn ấy khiến cả hướng dẫn viên chạnh lòng bởi sự hiện diện của chính mình cũng chẳng ai quan tâm.

Nên chăng, từ câu chuyện này, ngành văn hóa du lịch nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng cần nghiên cứu để sớm xây dựng mô hình di tích sống kiểu như tôi vừa nêu. Ngoài ra, cũng có thể trình chiếu thêm các thước phim tư liệu sống động về các nhân vật lịch sử đã gắn bó với di tích. Không nên để tình trạng nuôi di tích kiểu đó quá đơn điệu, và rồi chỉ 3 phút sau đã không có gì để xem thì thật mất công, mất sức của du khách.

 

                                                                 Theo ThanhNien

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục