Mới đây, những ngày văn học châu Âu tại Hà Nội thực sự là ngày hội với những người yêu sách, đặc biệt là sách văn học nước ngoài. Tọa đàm với chủ đề “Xây dựng cầu nối bằng sách: đưa văn học nước ngoài đến Việt Nam” là một trong những hoạt động thú vị của ngày hội sách.

 

Nhìn lại hoạt động xuất bản của thị trường văn học dịch thời gian qua có thể thấy độc giả Việt đang sở hữu một nền văn hóa đa sắc màu đến từ khắp nơi trên thế giới qua các trang sách. Góp sức không nhỏ trong quá trình xây cầu văn hóa này chính là các dịch giả. Tuy nhiên, sự phát triển ào ạt của thị trường văn học dịch chính là nguyên nhân xảy ra tình trạng văn học dịch kém chất lượng, dịch loạn, dịch ẩu, NXB mải chạy theo những đầu sách bán chạy mà bỏ rơi nhiều tác phẩm kinh điển...

Không thể phủ nhận tình trạng trên một phần nào đó khiến độc giả hoang mang: Tiếp nhận hay từ chối tác phẩm văn học dịch; mua sách “đắt hàng” có phải là một hình thức chạy theo trào lưu...?

Nhưng thật đáng ngạc nhiên, những “gáo nước lạnh” này chưa bao giờ làm suy giảm niềm đam mê và tình yêu của các dịch giả dành cho văn học. Họ phần lớn là những người trẻ, có lòng đam mê, nhiệt tình và có chí hướng đi vào dịch văn học. Nhìn từ góc độ người trong cuộc thì có thể nhận ra thị trường văn học dịch mấy năm nay rất khởi sắc, có tác phẩm chuyển ngữ tức thì, đưa món ăn tinh thần của văn học thế giới đến độc giả Việt Nam.

 Andy Stanton và dịch giả Trần Lê Thùy Linh giới thiệu bộ truyện Lão kẹo gôm .

Góc nhìn từ người trong cuộc

Andy Stanton, tác giả bộ truyện Lão kẹo gôm của Vương quốc Anh đã bày tỏ sự ngỡ ngàng khi lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam: “Tác phẩm của tôi đã được dịch ra 29 thứ tiếng trên thế giới. Tiếc là tôi chỉ biết tiếng Anh nên không thể đọc được chính tác phẩm của mình khi nó được dịch sang ngôn ngữ khác. Khi cầm trên tay bộ truyện Lão kẹo gôm đã được chuyển thể sang tiếng Việt, tôi không thực sự hiểu về ngôn ngữ của các bạn nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các dịch giả đã hoàn thành xuất sắc công việc của họ. Thái độ của các độc giả nhí cũng như độc giả sách của tôi tại Việt Nam đã giúp tôi nhận ra điều đó”.

Dịch giả Lê Quang, một trong những người “bắc cầu” văn học Việt - Đức tâm sự: Chỉ những người trong nghề mới hiểu hết áp lực, lao tâm khổ tứ và những “tai nạn” trong quá trình dịch thuật. Mặc dù có nhiều bức xúc xung quanh vấn đề chuyển thể ngôn ngữ, nhưng có lẽ ta nên chấp nhận thực tế này, trong danh sách “đầu ra” của văn học dịch, bao nhiêu phần trăm “ẩu”... Trong quá trình cộng tác, đôi khi xảy ra sơ suất nào đó mà NXB không thể kiểm soát hết, điều này ảnh hưởng đến chất lượng bản dịch. Nhưng sau tất cả những chuyện bên lề đó, kết quả cuối cùng là chúng ta có một thị trường sách phong phú như hiện nay. 

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng: Người dịch sách như những con ngựa thồ văn hóa, cặm cụi đi trên đường, mang những giá trị của nhân loại về quê hương mình. Tuy nhiên, quá trình này khó tránh khỏi tai nạn. Độc giả thường có thói quen khi đọc cuốn sách hay, họ sẽ khen tác giả, nhưng nếu đọc tác phẩm dở, họ sẽ chê ngay dịch giả. Công chúng đôi khi hơi nặng lời với những bản dịch không như mong đợi. Thay vì những hình thức chôn vùi năng lượng và khả năng sáng tạo của các dịch giả, chúng ta nên động viên, tiếp sức và trân trọng công lao của họ.

 Những ngày văn học châu Âu tại Hà Nội 2012.

Bắc một cây cầu...

Nhìn ở góc độ lạc quan, thị trường văn học dịch đã và đang mở ra nhiều cánh cửa giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với thế giới một cách tự nhiên và hiệu quả, giúp những người trẻ có nhiều cơ hội học hỏi và trao đổi kiến thức. Chỉ có điều, sự bùng phát này dễ khiến công chúng hiểu nhầm, văn học dịch trong giai đoạn bão hòa các loại sách nước ngoài xâm nhập vào văn học Việt Nam và một chút chạnh lòng khi nghĩ về những tác phẩm văn học nước nhà. Làm thế nào để những tác phẩm văn học Việt được “xuất ngoại” và đón nhận sự ngưỡng mộ từ độc giả quốc tế? Hay ai sẽ đóng vai trò là đại sứ văn học, bắc cây cầu từ Việt Nam sang thị trường nước ngoài?

Trả lời câu hỏi này, bà Giám đốc Viện Goethe chia sẻ nhiều sáng kiến: Ở Đức, tôi đã nỗ lực tìm kiếm những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Quá trình tìm kiếm rất vất vả nhưng kết quả gần như là con số không. Tôi nghĩ thật sai lầm nếu văn học Việt Nam chờ đợi sự giúp đỡ nào đó từ nước ngoài. Các tác phẩm văn học Việt Nam có thể xuất hiện một cách chuyên nghiệp trên thị trường thế giới qua các hội chợ, triển lãm sách quốc tế. Các bạn hãy làm những bản dịch tóm tắt bằng tiếng nước ngoài để lôi kéo sự quan tâm của độc giả quốc tế. Qua hình thức đó, một ngày không xa, văn học Việt Nam sẽ đến với thế giới.

Tác giả Lão kẹo gôm nhận định: “Cuộc giao lưu giữa tác giả nước ngoài với độc giả Việt Nam giống như sự trao đổi thông tin hai chiều. Tôi sẽ mang những trải nghiệm ở Việt Nam về nhà. Con người và đất nước Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, đến lúc nào đó nó sẽ xuất hiện trong những tác phẩm của tôi”.  

 

                                                                    Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục