(HBĐT) - Đồng bào Dao chiếm một bộ phận trong cộng đồng dân tộc của tỉnh ta, phân bố hầu hết ở các huyện, thành phố, nhưng tập trung nhiều ở các vùng núi thuộc huyện Kim Bôi, Đà Bắc.

 

Người Dao ở Hòa Bình có 2 nhánh: Dao Tiền và Dao quần chẹt. Trang phục của người Dao mang một nét độc đáo riêng có và là sản phẩm từ thiên nhiên do những người phụ nữ tạo ra trong cuộc sống hàng ngày. Nét độc đáo trong trang phục của phụ nữ Dao Tiền đang sinh sống ở Hòa Bình.

 

Áo:  May dài đến ngang mông, cổ thấp, xẻ ngực, khi mặc vắt chéo hai vạt trước chồng lên nhau, không cài khuy, Vạt ngoài một đầu hếch lên, một đầu nhọn thả xuống. Vạt trong ngắn hơn, để hở ra một góc nhỏ ở phía dưới về bên hông phải. Tay áo dài tới cổ tay, ống tay áo có một đường viền màu trắng nhỏ. Sau lưng áo có sáu đồng tiền nối với nhau bằng một sợi chỉ đỏ thành những dây từ cổ áo buông xuống sau lưng. Áo có các màu đen, đỏ, trắng tạo tương phản rất ấn tượng. Phụ nữ Dao tiền khi mặc áo thường thắt ngang lưng một dải khăn nhỏ.             

 

Khăn thắt lưng: Có nhiều loại. Loại màu đỏ rộng 8 cm, thắt vòng quanh eo, thả xuôi xuống trước bụng độ 15 cm, đuôi khăn là những sợi chỉ đỏ, xen kẽ với chỉ trắng. Loại màu trắng và in hoa cũng có quy cách và sử dụng như loại khăn màu đỏ .                                                                     

 

Khăn đội đầu thường ngày:  Màu đen, làm bằng vải thô nhuộm chàm. Khăn rộng khoảng 30 cm, dài từ 1,5 m đến 2 m. Phần giữa của khăn chiếm tới 80%  là màu đen, hai đầu khăn thêu hoa và đính hạt cườm màu sắc sặc sỡ. Khi đội khăn, hai đuôi tai khăn vắt chéo qua trán, kín gáy và gần kín hai tai, tạo thành hai mũi nhọn nhỏ ở hai bên thái dương và một hình chữ bát ở trước trán, hai đuôi khăn buông xuống sau lưng.                                                           

 

Khăn đội đầu ngày lễ:  Làm bằng vải thô hoặc  nhiễu được may và thêu công phu, phong phú về hoa văn hoạ tiết và đẹp hơn khăn đội đầu thường nhiều ngày. Mỗi đầu khăn dài khoảng 40cm, có trang trí một đường bằng vải đỏ rộng khoảng 4 - 5 cm bao quanh. Liền kề đường vải đỏ là những đường chỉ to bằng ngón tay màu trắng và màu đen.  Hoạ tiết, hoa văn thêu trên khăn là các hình ngũ giác, 36 loại hoa và những hạt cườm. Trên khăn có đính một hàng đều nhau những đồng bạc trắng.                                                  

 

Chiếc túi lưới:  Phụ nữ người Dao thường đeo sau lưng chiếc túi lưới khi đi làm, đi chợ và cả khi đi chơi. Chiếc túi lưới vừa để đựng đồ dùng vừa làm vật  trang trí cùng với bộ trang phục. Túi lưới được làm bằng sợi gai hoặc sợi tơ tằm, đan hình mắt cáo. Túi nhỏ, đường kính của miệng túi khoảng 40 cm, xung quanh miệng túi có đính nhiều chiếc vòng nhỏ làm bằng sợi mây sút chầm) để xỏ dây cáo buộc miệng túi. Sát trên miệng túi có đính các hàng hạt cườm màu trắng hoặc xanh.

  

Vòng cổ, vòng cổ tay:   Phụ nữ người Dao Tiền rất thích đeo nhiều vòng cổ và vòng đeo cổ tay. Bên cạnh những chiếc vòng bạc, chị em còn thích đeo nhiều vòng bằng các sợi chỉ màu đỏ, xanh. Những vòng bằng những sợi chỉ thường đeo trễ xuống ngang bụng. Mỗi người đeo ít nhất từ 2 đến 5 chiếc vòng cổ và vòng cổ tay bằng bạc. Vòng cổ, vòng cổ tay, hoa tai… càng đeo nhiều càng thể hiện sự giàu sang.

 

Hoa tai:  Làm bằng bạc, phần đeo vào tai là một vòng tròn có đường kính khoảng 3 - 4 cm, đính với vò ng hoa tai là một chùm hoa có ba múi hình dẹt.

 

Áo, váy cô dâu:  Trong ngày cưới, cô dâu về nhà chồng phải mặc rất nhiều áo, đội nhiều khăn. Phụ nữ Dao Tiền có tục lệ mừng cô dâu về nhà chồng bằng tiền, áo, váy, khăn. Cô dâu càng có nhiều chị, em gái, cô, dì, bạn gái thì càng được mừng nhiều. Khi cô dâu ra khỏi nhà bố, mẹ đẻ để về nhà chồng phải mặc từ 2 đến 7 bộ áo khăn rất nặng, cồng kềnh, vào mùa hè rất nóng nực và khó khăn trong việc đi lại. Vì vậy, thường có một vài chị em đi bên cạnh đỡ áo khăn cho cô dâu vừa là để giúp đỡ vừa là phong tục của người Dao. Trên đường về nhà chồng, đi được vài trăm mét, cô dâu được cởi bớt áo, váy, khăn, nhưng trước khi bước vào nhà chồng thì lại phải mặc vào đầy đủ. Ngoài áo, váy, khăn, cô dâu còn được đeo rất nhiều vòng, nhẫn, hoa tai và bộ xà tích.

 

Trang phục tang lễ:  Phụ nữ Dao Tiền trong tang lễ phải mặc á o, váy cũ và đội khăn trắng. Riêng đối với các con, cháu của  người quá cố thì phải mặc toàn đồ trắng.

 

 

                                                                           HBĐT tổng hợp 

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục