Các diễn viên Đoàn nghệ thuật Hòa Bình biểu diễn tại tiền sảnh Cung Văn hóa tỉnh phục vụ nhân dân thành phố Hòa bình.

Các diễn viên Đoàn nghệ thuật Hòa Bình biểu diễn tại tiền sảnh Cung Văn hóa tỉnh phục vụ nhân dân thành phố Hòa bình.

(HBĐT) - Hoạt động nghệ thuật trên cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, nhiều năm qua, Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh luôn kiên trì thực hiện nội dung NQT.ư 5 (khóa VIII) về giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc. Mỗi tác phẩm, chương trình biểu diễn đều được lồng trong đó hồn, cốt của văn hóa các dân tộc: Mường, Dao, Tày, Thái, Mông và bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương. Bằng tâm huyết của đội ngũ cán bộ, diễn viên, nghệ thuật đã thực sự “thăng hoa”. Nhưng để giữ mãi được ngọn lửa đam mê trong mỗi cán bộ, diễn viên cần có sự hậu thuẫn từ nhiều phía.

 

Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1960, trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh ta vẫn giữ được nét mộc mạc mang đậm chất dân gian như cái tên “Đoàn nghệ thuật Bông Trăng” được đặt từ thuở ban đầu. Sau ngày tái lập tỉnh, đoàn chủ yếu làm nhiệm vụ sưu tầm, biểu diễn văn hóa dân gian các dân tộc trong tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh, những năm qua, đoàn luôn quan tâm nhiều tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ, diễn viên, đổi mới tư duy nghệ thuật để có những chương trình, tác phẩm xuất sắc phục vụ công chúng. Những nỗ lực đó dù không diễn tả bằng lời cũng có thể thấy rõ qua hình hài của những đứa con tinh thần như: vở kịch múa “Cây mâm xôi huyền thoại”, thơ múa “Sự tích khèn bè”, màn hát múa “âm vang huyền thoại đất Mường”... Hàng năm, đoàn tổ chức khoảng 120 buổi biểu diễn trong và ngoài tỉnh. 6 tháng đầu năm nay, đoàn đã tổ chức trên 60 buổi biểu diễn. Trong đó, 39 buổi biểu diễn phục vụ bà con nhân dân các xã thuộc vùng 2, 3; 6 buổi biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; 15 buổi biểu diễn có doanh thu và 2 buổi biểu diễn giao lưu đối ngoại cho tỉnh. Để các chương trình biểu diễn được chuyên nghiệp hơn, từ đầu năm đến nay, đoàn đã đầu tư xây dựng thêm 1 chương trình mới, nâng cấp 1 chương trình với 5 tiết mục mới, cùng với 21 tiết mục khác được nâng cao đảm bảo chất lượng nghệ thuật phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.

 

Cùng chịu những khó khăn chung của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp từ các tỉnh đến khu vực và T.ư đó là ngày càng ít khán giả. ở khu vực thành phố hoặc thị trấn, thị tứ, dường như đã qua rồi cái thời người dân có thể nhịn đói hoặc ăn uống qua loa bữa cơm chiều để đi mua cho được một chiếc vé xem biểu diễn nghệ thuật. Vì hầu hết các buổi biểu diễn doanh thu đều vắng khán giả, cũng bởi vậy mà dù khó khăn, vất vả khi phải mang vác trang thiết bị, âm thanh, loa đài, trang phục và cả đồ ăn, thức uống dự trữ để đến với những xã vùng sâu, xa, nhưng những cán bộ, diễn viên của đoàn vẫn thấy vui vì ở đó họ luôn nhận được những tràng vỗ tay tán thưởng, những tình cảm nồng ấm từ công chúng trong mỗi chương trình biểu diễn. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rõ một vấn đề rằng: dù là nghệ sỹ, diễn viên, sống bằng niềm đam mê nghệ thuật, nhưng mỗi người đều có một cuộc sống riêng, có một gia đình cần được chăm sóc, bao bọc. Nhưng với thực trạng các chương trình biểu diễn thu không đủ chi của đoàn, hàng tháng mỗi cán bộ, diễn viên chỉ nhận được đồng lương ít ỏi thì rõ ràng niềm đam mê nghệ thuật của họ cũng vì thế mà dần phai nhạt. Trong mỗi đợt sơ, tổng kết công tác VH -TT của tỉnh, đại diện Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh không quên bộc bạch nỗi niềm trăn trở: sự đầu tư cho nghệ thuật chưa được quan tâm thỏa đáng, chế độ bồi dưỡng, đãi ngộ  dành cho diễn viên còn thấp nên khó khăn trong việc thu hút  nhân tài. Một mặt, kinh phí hoạt động và đầu tư trang thiết bị còn thiếu thốn nên việc xây dựng các chương trình biểu diễn  của đoàn chưa được như ý muốn, chất lượng nghệ thuật chưa cao.

 

Để hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh tỏa sáng và thăng hoa, Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh luôn mong muốn được ngành VH -TT&DL , UBND tỉnh tạo điều kiện về chế độ, chính sách để thu hút tài năng nghệ thuật về cho đoàn, cho tỉnh. Đầu tư trang thiết bị và nguồn kinh phí hoạt động để đoàn xây dựng được các chương trình, tiết mục nghệ thuật thực sự đặc sắc, hấp dẫn. Quy hoạch đội ngũ cán bộ và đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ diễn viên và công nhân kỹ thuật trong đoàn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật phục vụ công chúng.

 

 

                                                                  Lam Nguyệt

 

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục