Cuốn sách ảnh đẹp và công phu của tác giả Nguyễn Văn Kự vừa được NXB Thế giới in ấn và phát hành. “Di sản văn hóa Chăm” lần đầu tiên được in bằng năm thứ tiếng: Việt, Chăm La tinh, Anh, Pháp và đặc biệt là ngôn ngữ Chăm cổ.
Tác giả Nguyễn Văn Kự vốn là một cán bộ của Viện Khoa học xã hội, vừa là nhà sử học vừa là nhà khảo cổ học, từng có nhiều năm điền dã và nghiên cứu tại các di tích Chăm. Ông cũng đồng thời là nhiếp ảnh gia và là thành viên Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật Quốc tế (FIAP).
“Di sản văn hóa Chăm” được NXB Thế giới xuất bản lần đầu vào năm 2007. Sau lần tái bản vào năm 2008, đây là lần in thứ ba, cùng với một số chỉnh lý, bổ sung về nội dung và hình thức.
Điểm nổi bật của lần in này là thêm bản dịch tiếng Pháp, Chăm Latinh và Chăm cổ. Theo PGS. TS Nguyễn Văn Huy, Uỷ viên Hội đồng Di sản quốc gia, đây là một ứng xử văn hóa rất độc đáo và đầy tính nhân văn.
Dày 168 trang với 175 bức ảnh, bản vẽ, bản đồ…, đặc biệt trong đó có một số bản vẽ của các nhà khảo cổ học Pháp, cuốn sách giới thiệu khái quát các đền tháp Chăm còn lại nằm rải rác suốt dải đất miền Trung từ Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam tới Bình Thuận và Tây Nguyên. Tiếp đó là những tác phẩm điêu khắc Chăm tuyệt vời có niên đại từ thế kỷ II đền thế kỷ XVI được thể hiện sinh động với những chủ đề về tín ngưỡng, tôn giáo, con người, động vật, hoa lá…
Một phần cuốn sách giới thiệu đời sống, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, vui chơi giải trí, cuộc sống hiện tại của người Chăm trong cả nước… Bên cạnh những bài viết của PGS. Cao Xuân Phổ, lời mở đầu của tác giả và người dịch tiếng Chăm, cuốn sách là kho tư liệu ảnh hết sức quý giá cho những ai muốn khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa Chăm.
Theo Báo Nhandan
Âm nhạc, với thiên chức cao cả của mình, đã tự thân làm nên một cuốn biên niên sử hào hùng song hành cùng dân tộc qua những giai đoạn cách mạng. Tuy nhiên, di sản quý báu và đáng trân trọng đó lại đang phải đối mặt với nhiều thách thức trước những thay đổi lớn của cuộc sống hiện đại, nhất là khi âm nhạc giải trí đang ngày càng gia tăng và có xu hướng dần lấn lướt nền âm nhạc chính thống.
(HBĐT) - Sáng 17/12, Huyện uỷ Lạc Sơn đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
(HBĐT) - Thôn Yên, xã Kim Truy (Kim Bôi) được xem là KDC đặc biệt. Đặc biệt ở đây không chỉ bởi thành tích 10 năm liên tục được công nhận KDC văn hoá tiêu biểu, có tới 12 đội văn nghệ, 6 đội bóng chuyền, bóng đá mà còn bởi câu chuyện thưởng phạt phân minh trong thực hiện nếp sống văn hóa do chính những hộ dân đề ra.
(HBĐT) - Sáng 16/12, tại Nhà văn hoá Công ty cổ phần gạch ngói Quỳnh Lâm (Sủ Ngòi, TP Hoà Bình), CLB thơ Hoà Bình đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2012, triển khai chương trình công tác năm 2013 và giới thiệu tập thơ đầu tay “Hương đất Mường”.
(HBĐT) - Vào những mùa đông hàng năm, đất trời vùng núi quê tôi như gương mặt người có tuổi, cứ âm thầm, u uất như nối tiếc cái trong trẻo của mùa thu vừa qua, ngóng trông cái hừng hực của tiết trời mùa xuân chưa tới. Dường như muôn loài trên mặt đất này đều tìm cách chui lủi tránh gió bắc, mưa phùn.