Quần thể hang động tại núi Đầu Rồng.
(HBĐT) - Nhắc đến quần thể di tích hang động Núi đầu Rồng, không thể không nhắc tới Phong Sơn Động; Hang nước; Động Thanh Thuỷ. Với nhiều chòm nhũ đá có kiến tạo đặc biệt, Phong Sơn Động; Hang nước; Động Thanh Thuỷ tạo nên những đặc trưng rất riêng cho quần thể di tích hang động núi đầu Rồng. (Tiếp theo và hết)
Phong Sơn động:
Phong Sơn động nằm ở lưng chừng đỉnh núi, là động cao nhất trong quần thể di tích ở Núi Đầu Rồng, ở độ cao gần 200m so với chân núi. Động ăn sâu vào lòng núi gần 70m, chỗ rộng nhất 12m, vòm cao từ 1,5m đến 20m, dáng vòng cung, hai bên vòng lại hình tay ngai. Động có 2 cửa, cả 2 cửa đều quay hướng Đông Bắc. động được chia thành 3 cung chính, có độ cao thấp khác nhau:
Cung thứ nhất được bố trí như một phòng chờ. Dài 25 m, rộng trung bình 5m vòm cao từ 2 đến 10m. Nền động thấp hơn cửa khoảng 3m, dốc thoai thoải và bằng phẳng về phía trong, được chia làm 2 ngăn:
Ngăn ngoài thoáng rộng. Phía trên vòm động gần cửa có rất nhiều khoảng trống nhỏ tạo thành giếng trời nên ánh sáng hắt vào làm cho không gian ở ngăn ngoài thêm phần mờ ảo, lung linh.
Ngăn trong trên vách động là các dải nhũ buông xuống tạo đủ kiểu dáng, với hàng loạt các khối nhũ, rèm nhũ trông thật mỹ lệ. Mỗi một cột nhũ, khối nhũ đều mang một sắc thái riêng biệt với các hình thù rất phong phú và đa dạng về kiểu dáng. Cái thì giống như cái trống, cái chiêng, cái thì trông giống như trái bắp ngọt ngào, cái lại na ná như quả na…, nhưng đẹp nhất, thơ mộng nhất là hình cô tiên đang ngả lơưng trên vách đá, giống như người con gái trong tư thế nằm mơ màng, thiêm thiếp ngủ trên chiếc võng ngũ sắc đua đưa, mái tóc dài buông xoã rủ xuống mơượt mà, kề phía trên là bầy ấu tiên nữ khoác trên mình gấm vóc xiêm y lộng lẫy nhơư đang bay lơượn ca hát giữa những áng mây hồng.
Cung thứ hai cao hơn cung thứ nhất. Có chiều dài 22m, chỗ rộng nhất tới 8m, ánh sáng ban ngày bên ngoài từ cửa thứ hai hắt vào dịu mát, mỏng manh như ánh trăng chập chờn hòa với màn đêm tạo nên sự hư ảo, không gian giả tối, giả sáng tạo cho cung thứ hai lung linh huyền ảo.
Cung thứ ba. Cung này dài gần 30m, chỗ rộng nhất 12m, vòm cao hơn 20m. Nền phía trong dốc ra ngoài 900 hơi bằng phẳng về phía ngoài rồi cao dần về phía cửa. Cửa động rất nhiều cây xanh che gần đến vòm nên mang lại cho ta cảm giác mát mẻ, sảng khoái.Các khối nhũ, cột nhũ với những đường nét tinh tuý, óng ánh như dát vàng, dát bạc, nhất là khi những tia nắng của ông mặt trời chiếu vào các khối đá, cột nhũ như toả ánh hào quang, tất cả đều lấp lánh lung linh làm choáng ngợp cả một góc động
Hang Nước:
Hang nước, nằm trong lòng núi Rồng, cửa hang ở sát mặt đất quay về hướng Tây Bắc. Hang dài 400m .Lòng hang là một dòng suối nước trong veo mát lạnh chảy xuôi nhè nhẹ từ lòng núi tuôn ra.
Cửa hang không rộng lắm, ánh sáng tự nhiên lọt vào làm cho không gian nơi đây tranh tối, tranh sáng mờ mờ, ảo ảo càng làm tăng thêm vẻ đẹp huyền bí ở phía trong,về mùa hè nguồn nước ở đây rất mát, còn mùa đông nước có nhiệt độ ấm, mỗi khi mùa đông về cả dòng nước bốc hơi nghi ngút lan tỏa ra bay là là như khói lam chiều. phía trong những dải nhũ buông xuống rồi chìa ra, tạo cho lối đi hẹp hơn, huyền bí hơn. Dưới lòng hang mặt nước trong suốt phơi bày mọi thứ: Nhũ đá, măng đá và có cả những chú cá bơi lội tung tăng kiếm mồi chợt giật mình vội vàng tìm chỗ ẩn nấp khi những tiếng động của mái chèo khua nước lướt vào hang.
Vào sâu trong hang, vòm trần cao dần lên, ta sững sờ bắt gặp những hình tượng sống động với dáng hình của các loài vật trên trời, rừng núi và biển khơi đều tụ hợp tại đây: kia là chú chim đại bàng đang dang rộng đôi cánh và chiếc mỏ dài như để khoe sức mạnh của mình, xa hơn 1 chút là một chú voi mắt hiền từ đang thong dong bước những bước đi chậm d•i nhưng thật uy nghi và cả những những chiếc vòi bạch tuộc vươn dài trườn từ trần xuống mặt nước. Nổi bật hơn là hình một quả phật thủ to đồ sộ buông xuống gần sát mặt nước với các ngón, các khía được phủ lên một lớp vỏ màu vàng ruộm. Dưới lòng hang đôi chỗ có các khối nhũ nổi dềnh lên mấp mé mặt nước trông thật sống động, nhìn thoáng qua cứ như một con vật nào đó đang từ từ chuyển mình lay động.
Vòm động khum khum với vô số các mầm nhũ, thạch nhũ chúng long lanh, lấp lánh với đủ kiểu dáng trông thật đài các và kiêu xa. Các khối nhũ đứng lặng im, in hình dưới làn nước xanh biếc như những cô gái đang độ dậy thì soi gương tô điểm trong mỗi buổi sáng mai.
Ta tiếp tục bơi thuyền đi chầm chậm, rồi bắt gặp các chùm nhũ buông xuống nhọn hoắt trông tựa như những mũi tên khổng lồ, đầu các nhũ còn ngưng đọng các giọt nước lung linh, khi phản chiếu ánh sáng đèn các chùm nhũ lấp lánh, các giọt nước như những viên ngọc, trông rất ấn tượng cứ nhấp nha nhấp nháy như những vì sao đêm hè.ở đây mỗi một cột nhũ, vách đá trong lòng hang đều mang đậm một sắc thái riêng biệt, các cây thạch nhũ cứ như cây thời gian vươn trồi lên, vươn mãi kéo theo sự tinh khiết của mình để góp thêm cho đời những điều tốt đẹp và linh thiêng nhất.
Vòm trần các dải nhũ thanh mảnh buông xuống mềm mại, chúng liên kết với nhau thành từng dải tầng tầng, lớp lớp rất hài hòa và cân đối. Nhưng nét sinh động hơn là ở đây có rất nhiều bầy dơi trú ngụ, chúng quấn quít nhau thành cụm, thành chùm ríu ran gọi bạn tình thật l•ng mạn. Chúng giật mình khi nghe tiếng động khua nước lao xao của du khách, nhiều con vội vàng vút bay lên, chúng chao đi liệng lại khiến cho không khí trong hang càng thêm thú vị hơn, uyển chuyển trong sự giao hòa của thiên nhiên vạn vật.
Động Thanh Thủy:
Động có cửa quay hướng Bắc chếch Đông. Cửa là những tảng đá to chồng lên nhau tạo thành các lối xuống. Có 2 lối xuống: Lối thứ nhất: rộng khoảng 2m; cao 1,5m. Lối thứ hai: nằm cao hơn lối thứ nhất khoảng 3m, cửa rộng 2,5 m, cao 2m. Động dài khoảng 300 m, lòng rộng từ 3 - 12m, vòm cao từ 1,5 đến 20m. Cửa vào động Thanh Thủy là dòng nước dâng của mạch nước ngầm gần giữa hang phun lên (gọi là dòng nước trên) chảy vào lòng hang, rồi đến cuối ‘hợp thủy” với dòng nước dưới chảy từ Đông sang Tây. Nước ở mạch nước ngầm phun lên trong vắt, vì lẽ đó mà người dân trong vùng gọi là động Thanh Thủy (động nước trong). Vào mùa nước lớn, nước trong động dâng cao, du khách không thể vào thăm được. Bước chân xuống động, không khí trong lành, mát mẻ, với khung cảnh tuyệt đẹp, phía tay phải từ vách động dựng đứng, thô ráp khi thấy cả một dòng thác trắng xóa như đang tuôn trào xuống lòng động. ta như bị hút hồn vào đó, ánh bạc hắt làm hửng sáng cả một góc, ai ai cũng muốn chạm vào. Phía bên tay trái là những khối nhũ nhuộm màu xám của thời gian, các khối nhũ vươn dài, vững ch•i, khỏe khoắn như những chàng lính ngự lâm. Động có vẻ đẹp kỳ thú, có sức tiềm tàng khêu gợi trí tưởng tượng thẩm mỹ của con người. Động luồn sâu vào lòng núi, chỗ thì uốn lượn quanh co, tùy hứng, chỗ lại thẳng băng như có sự sắp đặt của con người. Trong động không khí mát mẻ, nước từ các khối nhũ đá rỏ xuống, tí tách, thánh thót như bầu sữa mẹ. Càng vào sâu bên trong, động càng đẹp, dáng vẻ hoang sơ, những chùm hoa đá rực rỡ đua nhau khoe sắc, khoe hương, chợt ánh lên bao sắc màu óng ánh, khi ta chiếu đèn vào những chùm hoa mẫu đơn, cúc đại đoá, giò phong lan cảnh, tất cả ở trong tư thế vươn ra lay động rung rinh.
Thăm động Thanh Thủy, ngồi trên con thuyền nhỏ chầm chậm di chuyển trên làn nước trong vắt in hình nhũ đá, luồn lách dưới những mái đá phủ thạch nhũ óng ánh muôn màu, lướt qua những vách đá hình vòm cung, có chỗ vòm trần thấp xuống chỉ khoảng 1,5 m, chỗ thì cao vút ngút tầm mắt. Đặc biệt có đoạn rất thẳng, với mái vòm cao chếch như kiểu “mái nhà rông” của người Tây Nguyên ta nghe như đâu đó có tiếng thác đổ ào ào từ xa vọng lại. Đó là tiếng chảy róc rách của “dòng nước trên” chảy xuống “dòng nước dưới” và con thuyền của du khách sẽ phải dừng lại vì lòng động ở đây cao hơn, rất nhiều sỏi và cát tạo nên một một dòng chảy hẹp, phía dưới dòng chảy là những hòn cuội vàng, đỏ, nâu như những viên đá quý. Chính vì vậy mà du khách phải xuống tản bộ để thưởng thức cảnh đẹp nơi đây.
Rất đặc biệt vòm trần nhũ đá kết lại như một bức tranh khổng lồ trên đó chạm khắc nhiều hình thù kỳ lạ, tùy theo trí tưởng tượng của du khách: khối thì giống hổ vươn vai, khối trông giống chú ngựa đang phi nước đại, khối lại na ná giống chú đại bàng đang tung cánh bay. Động Thanh Thủy là một kiệt tác của nước và đá qua hàng triệu, triệu năm để lại cho Cao phong một danh thắng du lịch đặc sắc.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Cử tri huyện Lương Sơn: Dự án đầu tư “Làng văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình”, nay là dự án Công ty du lịch thung lũng Nữ Hoàng, thuộc địa bàn xã Lâm Sơn (Lương Sơn), mấy năm nay không triển khai thực hiện. Đề nghị tỉnh thu hồi đất giao lại cho nhân dân sản xuất.
(HBĐT) - Trong năm 2012, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh cho 4 di tích, gồm: Đình Phủ Vệ, xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy; Chùa An Linh, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy; Địa điểm chiến thắng cầu Mè năm 1951, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn; Nơi ghi dấu lịch sử của Trung đoàn 52 Tây Tiến, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn.
Âm nhạc, với thiên chức cao cả của mình, đã tự thân làm nên một cuốn biên niên sử hào hùng song hành cùng dân tộc qua những giai đoạn cách mạng. Tuy nhiên, di sản quý báu và đáng trân trọng đó lại đang phải đối mặt với nhiều thách thức trước những thay đổi lớn của cuộc sống hiện đại, nhất là khi âm nhạc giải trí đang ngày càng gia tăng và có xu hướng dần lấn lướt nền âm nhạc chính thống.
(HBĐT) - Sáng 17/12, Huyện uỷ Lạc Sơn đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
(HBĐT) - Thôn Yên, xã Kim Truy (Kim Bôi) được xem là KDC đặc biệt. Đặc biệt ở đây không chỉ bởi thành tích 10 năm liên tục được công nhận KDC văn hoá tiêu biểu, có tới 12 đội văn nghệ, 6 đội bóng chuyền, bóng đá mà còn bởi câu chuyện thưởng phạt phân minh trong thực hiện nếp sống văn hóa do chính những hộ dân đề ra.
(HBĐT) - Sáng 16/12, tại Nhà văn hoá Công ty cổ phần gạch ngói Quỳnh Lâm (Sủ Ngòi, TP Hoà Bình), CLB thơ Hoà Bình đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2012, triển khai chương trình công tác năm 2013 và giới thiệu tập thơ đầu tay “Hương đất Mường”.