CLB Hương đồng quê (huyện Lạc Thủy) biểu diễn văn nghệ trong ngày ra mắt tập thơ “Hương đất Mường” của CLB thơ tỉnh. Ảnh: V.T.
(HBĐT) - Mới đây, CLB thơ tỉnh đã ra mắt tập thơ “Hương đất Mường”. Tập thơ chính là sản phẩm tiêu biểu cho nền thơ, ca nhạc quần chúng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. ấn phẩm này hội tụ một khối lượng hơn 600 tác phẩm, trong đó có 538 bài thơ được chọn lựa từ ngót một ngàn bài thơ của 156 hội viên ở 9 CLB cơ sở, đại diện cho các dân tộc Mường, Kinh, Tày, Dao ở tỉnh ta.
Đọc “Hương đất Mường”, bạn đọc sẽ nhận ra sự phong phú về đề tài, đa chiều về cảm xúc của lớp NCT đã từng trải qua nhiều ngành nghề ở nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Xin điểm qua vài nét trong 10 phần của tập thơ: phần đầu mang tên nhịp cầu thơ tập hợp gần 50 bài thơ của các vị chính khách. Đọc phần này, độc giả sẽ cảm nhận được sự rung động của mỗi tác giả đã từng đảm nhận chức vụ lãnh đạo về CT-KT-XH, AN-QP của tỉnh. ấn tượng nhất là 9 phần dành cho 9 CLB cơ sở. Đọc chín phần này, độc giả sẽ cảm nhận được bức tranh tổng thể của “Hương đất Mường”.
Nếu như ở hai CLB cơ sở thuộc TP Hoà Bình là Chiều xuân và Nắng xuân có nhiều bài thơ khá chững chạc về cảm xúc ca ngợi đất nước, quê hương, phố phường... đồng đội gắn với công trình thuỷ điện thế kỷ bằng nhiều thể loại thơ truyền thống... thì ở CLB thơ Hương đồng quê thuộc huyện Lạc Thuỷ lại có khá nhiều bài thơ đường luật đáng nể của các tác giả là nhà giáo. Trong số đó có những cặp vợ chồng, mẹ con, anh chị em ruột đều trải qua sự nghiệp “trồng người”. Họ ca ngợi vùng quê non nước hữu tình, tôn vinh nghề nghiệp làm sáng ngời ba chữ Hương đồng quê.
Nếu như ở hai CLB cơ sở thuộc xứ Mường Động là Hương quê và Sông Bôi có chung cảm hứng về thiên nhiên, con người vùng đất “chén vàng” nhưng khác nhau về thể loại: ở Hương quê là những bài thơ ngắn, thậm chí rất ngắn, được chọn lọc kỹ về câu chữ, sắc sảo về ý tứ, lắng đọng về cảm xúc còn ở Sông Bôi là nhiều bài thơ dài theo thể lục bát với nhiều khúc thơ tình khá đậm đà nữ tính của các bà, các chị... ở CLB thơ Hương rừng thuộc huyện Lương Sơn có đa số hội viên quê ở các xã vốn thuộc vùng ngoài Kim Bôi cũ, nay nhập về Lương Sơn vẫn còn đọng lại nhiều kỷ niệm một thời nơi quê cũ, trong đó, nổi bật là các bài lục bát viết về một thời chống Mỹ.
Và nếu như ở huyện Lạc Sơn, vùng vựa lúa của tỉnh có hai CLB cơ sở chị em sinh đôi là Mường Vang và Nhớ nguồn với ba điều nhất: số lượng hội viên đông nhất, số tác phẩm gửi đăng nhiều nhất và tỷ lệ hội viên là nữ nông dân cao nhất. Họ làm thơ bằng cảm xúc chân thật, hồn nhiên, thoải mái như “Bác nông dân cày xong thửa ruộng”. Họ nghiêng về thể loại thơ truyền thống mang đậm chất ca dao của một vùng “cơm Vó, ló Vang” về thuần phong, mỹ tục..., nhất là về nét đẹp riêng của phụ nữ Mường Vang. Đặc biệt là về tình yêu đôi lứa giữa núi rừng với biển đảo, giữa miền ngược với miền xuôi... mà ở nhiều bài thơ hay cuốn hút người đọc như thấy mình trẻ lại. ở cơ sở 19 tháng 5 thuộc huyện Yên Thuỷ cũng với ba cái nhất: số lượng hội viên ít nhất; ở xa tỉnh lỵ nhất và đường đi lại vất vả nhất, song không vì thế mà chịu lép trong lĩnh vực sáng tác với 29 tác phẩm gồm đủ thể loại, phong phú đề tài, trong đó, cảm xúc bao trùm là làng bản, thiên nhiên, hồ, đập của vùng quê đầy ấn tượng.
Còn có biết bao điều cần nói, biết bao bài thơ, câu thơ hay cần giới thiệu và cả những vấn đề còn bất cập trong nội dung, chất lượng nghệ thuật, hình thức trang trí... về tập thơ Hương đất Mường - “đứa con tinh thần” đầu lòng của CLB thơ tỉnh nhưng vì khuôn khổ bài viết, chúng tôi không dám tham vọng hơn làm phiền lòng độc giả. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Vân Long (T.T.V)
(HBĐT) - Chiều 8/1, Sở VH-TT&DL tổ chức lễ công bố Quyết định công nhận di tích cấp quốc gia và trao bằng di tích lịch sử “Địa điểm huấn luyện chính trị và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân Lào” tại Bộ CHQS tỉnh. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh.
(HBĐT) - Theo số liệu kiểm kê của Sở VH-TT&DL, toàn tỉnh có 172 di tích danh thắng đưa vào danh mục bảo vệ, 39 di tích được công nhận cấp quốc gia, 22 di tích cấp tỉnh, 124 địa chỉ phong tục, tập quán, tín ngưỡng (36 địa chỉ các lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc).
(HBĐT) - Sáng 6/1, tại Cung văn hoá tỉnh, Hội VHNT, Công an tỉnh và Sở VH, TT&DL đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm, trao giải ảnh thời sự - nghệ thuật “Vì bình yên cuộc sống” tỉnh Hoà Bình lần thứ I. Các đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; thiếu tướng Bùi Đức Sòn, UVTV, Giám đốc Công an tỉnh; đại diện Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, lãnh đạo một số ban, ngành cùng đông đảo các văn nghệ sĩ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng CA tỉnh đã tới dự.
(HBĐT) - Ngày 5/1, tại Trung tâm hoạt động TTN, Ban thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức hội thi “Vũ điệu học đường” năm 2013. Đến dự có đại diện lãnh đạo T.Ư Đoàn, Trung tâm phát triển sinh viên Việt Nam, Tỉnh đoàn, các nhà tài trợ: Công ty CP viễn thông quân đội Vietel Hòa Bình, Công ty bảo hiểm BIDV Thăng Long và 26 đội thi đến từ các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, THPT thuộc 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Sau mấy môn học, Long đạt kết quả loại khá. Ngày nghỉ, Long từ trường đại học Ngoại thương về nhà để báo công với cha mẹ kết quả những ngày đầu học tập.
Sau khi lấy ý kiến của các đơn vị trực thuộc và các nhà báo theo dõi lĩnh vực VHTTDL, ngày 4.1, Bộ VHTTDL đã chính thức công bố 10 sự kiện VHTTDL nổi bật năm 2012. Đó là các sự kiện: