Cơm lam- đặc trưng ẩm thực Mường Động.

Cơm lam- đặc trưng ẩm thực Mường Động.

(HBĐT) - Kim Bôi là huyện vùng thấp của tỉnh, nơi có đông đồng bào Mường sinh sống. Đến với vùng đất Mường Động này, du khách không chỉ được nghỉ dưỡng, tham quan mà còn được thưởng thức hương vị của cơm lam - món ăn truyền thống dân dã, mang đặc trưng của ẩm thực nơi đây.

 

Theo các cụ già trong Mường, trước kia người dân Mường Động còn đói khổ thường phải đi rừng, đi nương từ tờ mờ sáng đào củ sắn, củ mài về ăn, thậm chí phải ngủ lại trong rừng. Do đó người dân đã sáng tạo ra việc dùng ống tre, ống nứa rồi cho gạo vào trong đem nướng trên lửa cho đến khi gạo trong ống chín thành cơm. Khi ăn, cơm có vị ngọt, bùi, có hương thơm đặc trưng của tre, nứa non và gọi đó là cơm lam.

 

Nguyên liệu làm cơm lam gồm có gạo nếp (loại nếp cái hoa vàng hay nếp nương), ống tre, nứa cắt ngắn thành từng đốt có mấu, dài khoảng 20 - 30 cm. Loại ống tre phải là cây tươi, bánh tẻ, không được già hoặc non quá, vì khi nướng trên lửa ống cơm sẽ bị héo, khô và bị cháy.

 

Đặc biệt, loại cây bánh tẻ sẽ có nước ở trong từng đốt ống, người ta sử dụng luôn thứ nước đó để nướng cơm thì cơm mới có vị thơm, ngọt riêng biệt. Gạo được ngâm khoảng 8 - 12 tiếng cho mềm, dễ chín, cho vào trong ống rồi nén thật chặt, lấy lõi ngô, lá chuối hoặc mẩu mía nút kín đầu còn lại và đem xếp lên một chiếc kiềng. Khi nướng phải nướng bằng than củi và xoay đều những ống cơm, nếu thấy mùi thơm từ ống lam bay ra, đó là lúc cơm đã chín đều. Sau đó, chẻ bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài rồi bóc từng miếng vỏ sao cho vẫn giữ được lớp màng bọc xung quanh, như vậy cơm lam mới thực sự ngon. Cơm có thể ăn với thịt gà, thịt lợn rang băm nhỏ, măng chua… nhưng ngon nhất vẫn là chấm với muối vừng.

 

Trong tập quán của người Mường Hòa Bình nói chung, và người dân Mường Động nói riêng, thường thì người đàn ông đảm nhận việc chế biến các món ăn trong gia đình. Nhưng với món cơm lam ở Mường Động thì cả phụ nữ, đàn ông và trẻ em đều biết làm.

Ngày nay, cuộc sống của người dân Mường Động đã có nhiều thay đổi, nhưng họ không làm mai một đi món ăn dân dã từ ngàn xưa mà thay vào đó, cơm lam đã trở thành món ăn thường xuyên của mỗi gia đình. Đồng thời, nó còn là món ăn đặc sản mang lại lợi ích về kinh tế cho hàng trăm hộ gia đình trên tuyến điểm tham quan, du lịch và các khu nghỉ dưỡng phong phú của huyện Kim Bôi như: Khu du lịch Suối khoáng, Cửu Thác, thác Mặt Trời, khu Resort…

 

 

 

                                                             HBĐT tổng hợp

 

 

Các tin khác

Đường vào hang Luồn với các nhũ đá rủ xuống như bức màn che.
CLB Hương đồng quê (huyện Lạc Thủy) biểu diễn văn nghệ trong ngày ra mắt tập thơ “Hương đất Mường” của CLB thơ tỉnh. Ảnh: V.T.
Không có hình ảnh
Thị trưởng thành phố Choisy-le-Roi phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Lê Hà/Vietnam+)

Ra quân kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa

(HBĐT) - Ngày 8/1, Đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm lực lượng Thanh tra Sở VH-TT&DL phối hợp với Đội An ninh văn hóa - Phòng PA 83 (Công an tỉnh) tổ chức ra quân kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Hang Mỏ Luông

(HBĐT) - Hang Mỏ Luông: Tên gọi cũ là hang Bó Luông, tiếng Thái Bó Luông có nghĩa là mạch nước lớn. Đó là mạch nước bắt nguồn từ trong lòng dãy núi Pù Khà. Mạch nước này chảy ra cánh đồng phía Tây, nhân dân địa phương đã đào đắp thành hồ chứa nước và đặt tên là hồ Mỏ Luông.

Trao bằng di tích lịch sử cấp quốc gia “Địa điểm huấn luyện chính trị và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân Lào”

(HBĐT) - Chiều 8/1, Sở VH-TT&DL tổ chức lễ công bố Quyết định công nhận di tích cấp quốc gia và trao bằng di tích lịch sử “Địa điểm huấn luyện chính trị và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân Lào” tại Bộ CHQS tỉnh. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian trong các lễ hội

(HBĐT) - Theo số liệu kiểm kê của Sở VH-TT&DL, toàn tỉnh có 172 di tích danh thắng đưa vào danh mục bảo vệ, 39 di tích được công nhận cấp quốc gia, 22 di tích cấp tỉnh, 124 địa chỉ phong tục, tập quán, tín ngưỡng (36 địa chỉ các lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc).

Khai mạc triển lãm và trao giải ảnh thời sự - nghệ thuật

(HBĐT) - Sáng 6/1, tại Cung văn hoá tỉnh, Hội VHNT, Công an tỉnh và Sở VH, TT&DL đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm, trao giải ảnh thời sự - nghệ thuật “Vì bình yên cuộc sống” tỉnh Hoà Bình lần thứ I. Các đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; thiếu tướng Bùi Đức Sòn, UVTV, Giám đốc Công an tỉnh; đại diện Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, lãnh đạo một số ban, ngành cùng đông đảo các văn nghệ sĩ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng CA tỉnh đã tới dự.

26 đội tham gia hội thi “Vũ điệu học đường” năm 2013

(HBĐT) - Ngày 5/1, tại Trung tâm hoạt động TTN, Ban thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức hội thi “Vũ điệu học đường” năm 2013. Đến dự có đại diện lãnh đạo T.Ư Đoàn, Trung tâm phát triển sinh viên Việt Nam, Tỉnh đoàn, các nhà tài trợ: Công ty CP viễn thông quân đội Vietel Hòa Bình, Công ty bảo hiểm BIDV Thăng Long và 26 đội thi đến từ các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, THPT thuộc 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục