Huyện Mai Châu chú trọng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
(Ảnh: Thiếu nữ Thái ở bản Lác, xã Chiềng Châu dệt thổ cẩm truyền thống).

Huyện Mai Châu chú trọng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. (Ảnh: Thiếu nữ Thái ở bản Lác, xã Chiềng Châu dệt thổ cẩm truyền thống).

(HBĐT) - Ông Khà Phúc Dằng, Bí thư Huyện ủy Mai Châu cho biết: Huyện đã cụ thể hóa NQ T.Ư 5 (khóa VIII) và các chương trình hành động của tỉnh vào điều kiện cụ thể địa phương và đã thu được những kết quả nổi bật. Trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa phải kể đến phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã được các cấp, ngành và quần chúng nhân dân các dân tộc trong huyện hưởng ứng, tham gia xây dựng.

 

Đến năm 2012 có 7.200/11.794 gia đình văn hoá, 421 lượt làng bản, khu phố văn hóa, 619 lượt cơ quan, 571 lượt trường học đạt chuẩn văn hoá. Song song với đó, sự nghiệp sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật cũng được khẳng định vai trò trong đời sống xã hội. Đội ngũ sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu tâm huyết với nghề, tích cực quảng bá, giới thiệu hình ảnh con người, văn hóa, thiên nhiên Mai Châu qua các tác phẩm của mình đến với công chúng, bạn bè trong nước và quốc tế. Đến nay, hoạt động văn học, nghệ thuật của huyện đã có sự phát triển đa dạng. Các tác giả, nghệ nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực này đều là tác giả nghiệp dư với các tác phẩm chủ yếu trên lĩnh vực thơ ca, hò, vè, các điệu hát, hát đối, các bài hát ca ngợi lịch sử, truyền thống, văn hóa các dân tộc, con người và thiên nhiên. Các điệu múa dân gian, múa xòe Thái, múa Mường, múa Mông, múa Dao, các hoạt động sân khấu hóa và dịch một số tác phẩm văn hóa cổ như tác phẩm "Ẳm ệt luông", dịch chữ cổ người Thái, Mông, Dao được quảng bá rộng rãi. Công tác bảo tồn các công trình văn hoá vật thể, phi vật thể cũng được huyện tập trung quan tâm. Hiện trên địa bàn huyện có 5 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được Bộ VH-TT&DL công nhận là hang Khoài- xã Xăm Khoè; hang Mỏ Luông, hang Chiều- thị trấn Mai Châu; hang Láng, hang Piềng Kẻm- xã Chiềng Châu và nhiều di sản văn hoá vật thể được lưu giữ như: cây thị xóm Mỏ, đền thờ tướng sứ (xã Chiềng Châu), các cây cổ thụ cổng làng, khu mộ cổ (xóm Vặn, xã Piềng Vế và xóm Lầu, xã Mai Hạ). Các hiện vật, cổ vật, các cuốn sách cổ về văn học nghệ thuật, lịch sử xã hội Thái Mai Châu và các lễ hội, trang phục, ẩm thực của các dân tộc, chế tác nhạc cụ truyền thống. Đến nay, hơn 85% số hộ người Thái, Mường ở Mai Châu còn giữ được những nếp nhà sàn truyền thống. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hoá- thể thao truyền thống được tổ chức hàng năm. Việc sưu tầm nét đẹp về phong tục, tập quán, xây dựng sách văn hoá, khu trưng bày các hiện vật, cổ vật dân tộc Thái, lời nói, những áng mo do truyền lại và những sáng tác mới luôn được trân trọng bảo tồn. Lễ hội “Xên bản, xên Mường” được khôi phục, hoàn thiện và được tổ chức hàng năm là điểm nhấn văn hóa tiêu biểu của huyện. Đặc biệt, công tác xây dựng và bảo tồn, giữ gìn các làng bản du lịch được huyện quan tâm đầu tư với các nội dung phong tục tập quán, các sinh hoạt văn hoá truyền thống, ẩm thực, phong cảnh. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến  bản Lác (Chiềng Châu), bản Pom Coọng, bản Văn (thị trấn Mai Châu), du lịch văn hoá, sinh thái bản Bước (xã Xăm Khoè), Hang Kia, Pà Cò, Nà Phòn, Noong Luông, Phúc Sạn, Piềng Vế, Nà Mèo, Tân Mai. Huyện Mai Châu đang đang tạo được sự phát triển bền vững trong phát triển KT-XH từ việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) “về xây dựng nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

 

                                                                        Hương Lan

 

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục