Phụ nữ xã Phú Minh (Kỳ Sơn) chú trọng bảo tồn cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường.

Phụ nữ xã Phú Minh (Kỳ Sơn) chú trọng bảo tồn cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường.

(HBĐT) - Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã tạo những nền tảng quan trọng, góp phần phát triển KT-XH bền vững ở tỉnh ta. Phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Ban TT Ban chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện NQT.Ư 5 (khóa VIII) của tỉnh xung quanh vấn đề này.

 

P.V:  Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật sau 15 năm thực hiện NQT.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn tỉnh ta?  

Đồng chí Hoàng Thanh Mịch: Tỉnh ủy đã ban hành các chương trình hành động, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện NQT.Ư 5 (khoá VIII), Kết luận NQT.Ư 10 (khoá IX) và các chỉ thị, nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng vào điều kiện thực tế địa phương. Từ đó đã tạo được những chuyển biến mới trong nhận thức và tổ chức thực hiện các nội dung của Nghị quyết, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt trung bình trên 10%/năm. Năm 2012, tăng trưởng kinh tế đạt 10,2%, trong đó, nông-lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 3,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,2%; dịch vụ tăng 9,8% so với năm trước. Đời sống của nhân dân được cải thiện, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm khoảng 3%, tỷ lệ hộ nghèo còn 22,65%. VH-XH có bước tiến bộ; QP-AN được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân được củng  cố. Các nội dung của Nghị quyết như xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới; xây dựng môi trường văn hóa; phát triển văn học nghệ thuật; phát triển sự nghiệp GD&ĐT, KH-CN; bảo tồn và phát huy phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể; mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về văn hóa; xây dựng các thiết chế văn hóa; thực hiện chính sách văn hóa đối với tôn giáo đều được quan tâm thực hiện và thu được kết quả đáng mừng. Từng nội dung, nhiệm vụ NQ  đề ra đã có những tác động rõ rệt đến đời sống mọi tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Nhận thức của cán bộ, đảng viên về xây dựng đạo đức, lối sống  nhân văn nâng lên nhiều. Việc giữ gìn, lưu truyền và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống, thuần phong mỹ tục trong từng gia đình, dòng họ, vùng miền, dân tộc được đề cao. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá trong thời kỳ hội nhập được chú trọng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, TTATXH ở địa phương, từng bước hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.  

PV: Thưa đồng chí, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết trên địa bàn tỉnh có  những vấn đề gì  đặt ra? (một số hạn chế, yếu kém).     

Đồng chí Hoàng Thanh Mịch: Sau 15 năm thực hiện NQ T.Ư 5 (khóa VIII), Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã rút ra một số hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện NQT.Ư 5 (Khoá VIII) là: Có một số cán bộ, đảng viên trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, đúng mức về việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chưa gương mẫu thực hiện các quy ước, hương ước làm gương cho nhân dân nơi cư trú. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, vùng, miền đang dần mai một. Một bộ phận nhân dân trong xã hội bị lôi cuốn bởi tác động của kinh tế thị trường, cổ xuý cho lối sống thực dụng cũng gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và tình cảm đạo đức, lối sống của con người trong xã hội.  

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có lúc, có nơi chỉ đạo thực hiện nặng về thành tích, hình thức, thiếu kiểm tra đôn đốc dẫn đến chất lượng phong trào không đảm bảo như mục tiêu đề ra.  

Kinh phí đầu tư cho xây dựng các thiết chế văn hoá chưa thực hiện đạt chỉ tiêu xây dựng nhà văn hóa xóm, bản; chưa có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với những nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hoá dân gian các dân tộc; một số công trình sưu tầm văn học dân gian có giá trị mà tác giả là người dân tộc thiểu số.  

Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động văn hóa nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt động du lịch - dịch vụ chưa gắn kết với giới thiệu quảng bá văn hoá. Điều kiện KT-XH, mặt bằng dân trí thấp, đời sống nhân dân vùng sâu, xa còn nhiều khó khăn, mặt trái của cơ chế thị trường tác động tiêu cực đến nhận thức về các giá trị đạo đức, quan điểm thẩm mỹ, lối sống của một bộ phận dân cư, đặc biệt là trong tầng lớp thanh, thiếu niên.  

P.V: Đồng chí cho biết những giải pháp tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) trong thời gian tới?  

Đồng chí Hoàng Thanh Mịch: Một là, phải đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, tiếp tục thực hiện NQT.Ư 4 (khoá XI) để nâng cao sức chiến đấu của Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng.  

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của các ngành và tầng lớp nhân dân; quán triệt sâu sắc những nội dung chỉ đạo, định hướng của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ba là, tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, các hoạt động văn hóa từ huyện đến cơ sở đảm bảo thực hiện thường xuyên, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo của người dân.  

Bốn là, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, gắn mục tiêu xây dựng, phát triển văn hóa với kế hoạch phát triển KT-XH. Thực hiện tốt chức năng QLNN đối với các hoạt động văn hóa; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm; mở rộng giao lưu văn hóa và tổ chức các sự kiện văn hóa.  

Năm là, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, điều tra, sưu tầm văn hóa dân gian các dân tộc; ưu tiên đầu tư, tu bổ, phục hồi, tôn tạo, cải thiện môi trường cảnh quan và khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa phục vụ cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng.  

Sáu là, tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, chống mê tín, dị đoan. Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức tham gia các hoạt động văn hóa gắn với xây dựng NTM.  

Bảy là, tăng cường nguồn lực từ NSNN và xã hội hóa việc xây dựng và phát triển văn hóa các dân tộc. Dành quỹ đất đủ cho việc xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao, các điểm vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của người dân gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.  

PV: Xin cảm ơn đồng chí! 

 

                                                              Hương Lan (thực hiện)

 

Các tin khác

Tùng Dương, Mỹ Linh sẽ thể hiện cùng dàn nhạc giao hưởng ca khúc
Toàn cảnh buổi họp báo.
Không có hình ảnh
Nhà sàn của người Thái Tây Bắc là một công trình kiến trúc đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

77% chi bộ thuộc Đảng bộ huyện, thành phố đặt Báo Hoà Bình

(HBĐT) - Theo Bưu điện tỉnh, đến hết quý I/2013 đơn vị đã phát hành Báo Hoà Bình đến 2.237 chi bộ của Đảng bộ huyện, thành phố, đạt 77% số chi bộ, tăng 7% so với quý IV/2012.

Đẹp người, đẹp doanh trại, đẹp tình quân - dân

(HBĐT) - Từ CVĐ “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội” trong cơ quan quân sự huyện Kỳ Sơn đã góp phần nâng cao nhận thức, phát huy vai trò trách nhiệm của CBCS; quy chế dân chủ ở cơ quan luôn được mở rộng, cảnh quan môi trường cơ quan, đơn vị được xây dựng khang trang, sạch đẹp; các thiết chế văn hóa được củng cố, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của LLVT huyện.

Lương Sơn: Bền bỉ một phong trào

(HBĐT) - Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được Huyện ủy Lương Sơn cụ thể hóa bằng các chương trình hành động, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Sau 15 năm triển khai thực hiện, tinh thần của Nghị quyết đã được thấm nhuần trong mỗi tập thể, cơ quan, đơn vị, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo thành phong trào bền bỉ cùng chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới.

Ký ức của nữ trung tá bác sĩ về anh trai và tình đồng đội Tây Tiến

(HBĐT) - Là một trung tá bác sĩ, sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Phú Thọ, tới tuổi nghỉ hưu, tôi tự thấy mình không hổ thẹn với nguyện vọng từ tuổi trẻ nguyện dành cả đời mình làm việc và cống hiến theo con đường Tây Tiến mà người anh của mình đã chiến đấu và hy sinh anh dũng. 60 năm đã qua, kể từ ngày người anh cả tôi hy sinh, hình ảnh, ký ức về anh luôn ở trong trái tim, thôi thúc chúng tôi sống và làm việc một cách có ý nghĩa nhất.

Triển khai kế hoạch phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2013

(HBĐT) - Ngày 12/4, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch năm 2013 và thống nhất nội dung Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam năm 2020, tầm nhìn 2030. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phong trào chủ trì hội nghị.

Chọn Quốc hoa Việt Nam cần đạt sự đồng thuận

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc lựa chọn Quốc hoa cần có hình thức thích hợp đề đông đảo nhân dân trong cả nước lựa chọn, suy tôn. Như vậy có thể nhận thấy, yêu cầu về sự đồng thuận là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng trong việc lựa chọn biểu tượng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục