Nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những năm qua, huyện Lạc Sơn đã sưu tầm, quản lý được trên 1.200 chiếc cồng chiêng còn lưu giữ trong nhân dân.

Nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những năm qua, huyện Lạc Sơn đã sưu tầm, quản lý được trên 1.200 chiếc cồng chiêng còn lưu giữ trong nhân dân.

(HBĐT) - Nhận thức tầm quan trọng của Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) “về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm tiên tiến đà bản sắc dân tộc”, những năm qua, huyện Lạc Sơn đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tổ chức thực hiện Nghi quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, trong đó huyện đặc biệt chú trọng việc bảo tồn, phát triển văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc Mường.

 

15 năm qua, thực hiện nghị quyết Huyện uỷ Lạc Sơn đã chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức sưu tầm và vận động nhân dân cùng giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Là huyện có trên 90% dân tộc Mường và các dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, có lễ hội với kho tàng văn hoá, văn học phong phú. Do vậy, công tác nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hoá dân gian được các cấp, ngành trong huyện đặc biệt quan tâm. Hiện nay, toàn huyện sưu tầm khoảng 30 địa chỉ các phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lễ hội các dân tộc; đã rà soát, quản lý hơn 1.200 chiếc cồng chiêng còn được lưu giữ trong nhân dân và các tổ chức trên địa bàn huyện, trong đó có khoảng gần 1.000 chiếc cồng chiêng cổ, tổ chức quản lý, bảo tồn các di tích lịch sử và văn hoá cấp quốc gia và cấp tỉnh. Sưu tầm và phục dựng được 2 lễ hội dân gian của người Mường. Bên cạnh đó, đã trùng tu các di tích như: di tích lịch sử cách mạng Mường Khói, xã Ân Nghĩa; mái đá làng Vành, xã Yên Phú; Hang Khụ Trại, xã  Tân Lập; Hang Khụ Dúng, xã Nhân Nghĩa; nơi thành lập Văn phòng Tỉnh uỷ, xóm Khị, xã Nhân Nghĩa; nơi ghi dấu lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến ở xã Thượng Cốc…

 

Những giá trị văn hoá truyền thống của người Mường cũng được chú trọng lưu giữ như tiếng nói, trang phục váy Mường, phong tục, tập quán sinh hoạt ẩm thực, các đồ dùng, vật dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Người dân các xã, thị trấn trong huyện còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc, độc đáo của dân tộc mình như: mo mường, cồng chiêng, rằng thường, hát ví... Tuy nhiên, trước xu thế phát triển của xã hội, nhiều giá trị, bản sắc văn hoá đã được cải tiến, đổi mới. Trước tình hình đó, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc Mường. Trong đó, trang phục váy Mường không được được duy trì , sử dụng trong các lễ hội. Đặc biệt, tiếng nói dân tộc được người dân ở các xã, thị trấn, nhất là vùng sâu, xa sử dụng hàng ngày. Hiện nay, người Mường Lạc Sơn từ trẻ em đến NCT đều sử dụng được cả 2 thứ tiếng là tiếng cảu dân tộc mình và tiếng phổ thông.

 

Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị nhà sàn truyền thống là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trước đây, 100% người dân tộc Mường ở nhà sàn bởi nhà sàn vừa thoáng mát, vừa có diện tích sử dụng rộng, tiện trong sử dụng và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do sự phát triển của xã hội, nguyên vật liệu làm nhà sàn như gỗ tốt, bương, tre… ngày càng khan hiếm nên nhà sàn truyền thống đã giảm dần. Trước tình hình đó, Huyện uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân gìn giữ, khơi dậy và phát huy nhà sàn truyền thống của dân tộc mình, trong đó, nêu cao vai trò gương mẫu thực hiện của mỗi cán bộ, đảng viên. Những nhà sàn cổ trước kia còn giá trị sử dụng đã được tu sửa, tôn tạo lại. Song song với đó, khi không có gỗ tốt, nhân dân đã có sáng kiến thay thế nhà sàn truyền thống sang xây dựng nhà sàn bằng vật liệu mới là dựng nhà bằng bê tông cốt thép rồi sơn giả gỗ. Đầu tiên, huyện chỉ đạo làm thí điểm ở xã Tân Mỹ, thấy hiệu quả đạt cao, nhà sàn kiểu mới không chỉ đẹp và chắc chắn mà còn hạn chế được tình trạng khai thác rừng trái phép để lấy gỗ làm nhà, do đó, huyện đã triển khai nhân rộng ra các xã khác. Hiện nay, ở Lạc Sơn, nhà sàn truyền thống bằng gỗ chiếm khoảng 60%, nhà sàn bằng bê tông cốt thép chiếm khoảng từ 25 – 30%. Việc làm nhà sàn bằng bê tông cốt thép vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc, vừa góp phần giảm các vụ vi phạm lâm luật, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

 

Có thể thấy, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT - XH, giữ vững ANCT - TTATXH.

 

                                                                                           

                                                                               Đỗ Hà

 

 

Các tin khác

Nhà sàn Thái cùng các nét văn hoá đặc sắc đang được người dân bản Lác (Chiềng Châu) nâng giữ, phát huy trong phát triển du lịch.
Hoạ sĩ Vũ Đức Hiếu (thứ 2 từ phải qua) tại lễ nhận Giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đội văn nghệ xóm Tân Sơn tại hội diễn nghệ thuật quần chúng xã Trung Sơn (Lương Sơn).
Ảnh minh hoạ.

Hát mãi bài hát lăm tơi

(HBĐT) - Tôi được các bác thường vụ Hội CCB phường Chăm Mát (TPHB) kể cho nghe: CCB Nguyễn Văn Sửu còn được nhân dân phong cho là chủ trại nuôi ong và “ca sĩ lăm tơi”. Tôi vui và trân trọng hỏi ông: Chắc bác hát dân ca Lào hay lắm. ông Sửu cười hiền và nhẹ nhàng trả lời: Đâu có. Chả là năm 1971, sau khi được huấn luyện chính trị, quân sự 5 tháng, tôi cùng đơn vị D618, E320B được lệnh vượt Trường Sơn sang đất nước Lạn Xạng (Triệu Voi) sát cánh và giúp đỡ nhân dân Lào đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược và bọn tay sai của chúng giải phóng đất nước. ở bên đó, tôi tranh thủ học được mấy bài hát dân ca Lào.

Hội thi “Bé với biển đảo quê hương”

(HBĐT) - Sáng 9/5, trường Mầm non Phương Lâm (TPHB) đã tổ chức hội thi “Bé với biển đảo quê hương” năm học 2012-2013. Dự hội thi có lãnh đạo UBND, phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình.

Hội thi tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện năm học 2012-2013

(HBĐT) - Vừa qua, Phòng GD&ĐT và Huyện Đoàn Tân Lạc đã phối hợp tổ chức Hội thi tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện năm học 2012-2013. Dự hội thi có 17 giáo viên làm tổng phụ trách đội đến từ các trường tiểu học, THCS trong toàn huyện. Các thí sinh đã trải qua các phần thi: kiến thức và kỹ năng về sự hiểu biết tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, các phong trào và các cuộc vận động lớn của Đội, kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng chương trình hoạt động Đội.

Ký kết chương trình phối hợp công tác gia đình giữa Sở VH-TT&DL với Hội LHPN tỉnh

(HBĐT) - Ngày 4/5, tại hội trường Sở VH-TT&DL đã diễn ra hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Sở VH-TT&DL với Hội LHPN tỉnh về thực hiện kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và đẩy mạnh công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững giai đoạn 2013 – 2015; thực hiện “Năm gia đình Việt Nam”.

Thành đoàn Hoà Bình, Quận đoàn Cầu Giấy giao lưu, kết nghĩa

(HBĐT) - Ngày 3/5, Thành đoàn Hoà Bình đã tổ chức lễ kết nghĩa, giao lưu với Quận đoàn Cầu Giấy (Hà Nội). Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, thành phố Hoà Bình, quận Cầu Giấy cùng trên 100 cán bộ, ĐVTN 2 đơn vị.

Nghệ thuật trang trí của người Thái Tây Bắc

(HBĐT) - Nghệ thuật trang trí của người Thái Tây Bắc rất phong phú và độc đáo, có tới trên ba mươi loại hoa văn, hoạ tiết, thể hiện sống động trên thổ cẩm, trang trí nhà cửa. Có thể nói mỗi người con gái Thái là một nghệ nhân tài hoa. Việc biết thêu thùa dệt vải được coi là tiêu chuẩn, là sự tất yếu cần phải có, “Nhinh hụ dệt phải, trái hụ san he”- Gái biết làm vải, trai biết đan chài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục