Thung Nai bình yên giữa mênh mang sông nước.
(HBĐT) - Giống như nơi giao hoà giữa đất trời và sông nước, gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, Thung Nai (Cao Phong) hiện lên như một vịnh Hạ Long thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc. Trong những năm gần đây, Thung Nai được biết đến như là một địa điểm du lịch lý tưởng tìm về với thiên nhiên, cùng với đó là những biện pháp nhằm phát triển ngành du lịch - dịch vụ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Thung Nai (Cao Phong), cách Thủ đô Hà Nội khoảng 100 km (2 giờ lái xe). Nếu ai đã từng đến Thung Nai hẳn sẽ rất ấn tượng bởi phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, nét văn hoá đặc sắc của người Mường nơi đây với những món đặc sản mà chỉ khu vực lòng hồ mới có. Với lợi thế tự nhiên, Thung Nai có tiềm năng phát triển mạnh ngành du lịch với nhiều địa điểm và hoạt động hấp dẫn du khách. Hơn nữa, đây sẽ là một giải pháp giúp người dân nơi đây thoát khỏi cái nghèo.
Đường lên Thung Nai với nhiều dốc và khúc quanh, cua gấp, tuy nhiên nhờ những đầu tư kịp thời của các cấp, ngành, con đường lên Thung Nai đã được mở rộng và nâng cấp từ nhiều năm nay, tạo điều kiện thu hút khách du lịch. Người dân nơi đây quanh năm chỉ có nghề nông, đời sống vẫn còn nhiều khó khăn. Ngành du lịch chỉ mới manh nha hình thành và mang tính tự phát, chưa có tổ chức và hệ thống. Điều kiện kinh tế nghèo nàn chính là bức tường cản trở lớn nhất của ngành du lịch ở Thung Nai.
Nằm trong vùng khó khăn nên tiềm năng du lịch nơi đây vẫn chưa có điều kiện được đầu tư, phát triển đúng mức. Ông Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Thung Nai cho biết: Dù đã thoát ra khỏi xã 135 nhưng đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo trong xã chiếm gần 60%, chính quyền về cơ bản chưa giải quyết được lao động tại chỗ nên vẫn còn tình trạng thanh niên đi làm ăn xa. Hiện nay, làm du lịch ở Thung Nai chủ yếu vẫn là tự phát, manh mún, do đó, đóng góp cho nền kinh tế từ ngành "công nghiệp không khói" này mỗi năm không quá 50 triệu đồng. Nói về phương hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, ông cho biết thêm: Trong nhiệm kỳ tới, vấn đề phát triển du lịch sẽ được đưa vào Nghị quyết HĐND xã, qua đó tạo tiền đề để ngành du lịch - dịch vụ phát triển bền vững, nhân ra diện rộng.
Hiện nay, du khách đến với Thung Nai hầu hết chỉ để hành hương, lễ bái hoặc những bạn trẻ ham mê du lịch, khám phá thiên nhiên. Du khách đến Thung Nai không có nhiều lựa chọn cho nơi ăn, chốn ở, chỉ có 2 – 3 nhà nghỉ có thể dừng chân. Với những chuyến nghỉ kéo dài như 2 ngày, 1 đêm hoặc hơn sẽ không có nhiều điểm để khám phá. Hơn thế nữa, cho đến nay, nạn “cò” khách vẫn chưa được xử lý nghiêm gây những hình ảnh xấu cho du khách thập phương. Ông Trần Đức Duy (chủ nhà nghỉ Cối xay gió - Thung Nai) cho biết: "gần đây khách đến Thung Nai ngày một nhiều nhưng nhà nghỉ chúng tôi có lúc không thể nhận thêm khách, không chỉ thiếu chỗ ở mà việc làm cơm cũng rất khó khăn, chợ cách đây xa, mỗi lần mua thực phẩm tôi đều phải gọi thuyền chở vào".
Những ai đã từng đến với Thung Nai sẽ đều có chung cảm nhận: Muốn phát triển ngành du lịch - dịch vụ như một ngành thế mạnh của vùng cần có hệ thống chính sách phát triển du lịch phù hợp bao gồm chính sách dài hạn và chính sách cấp bách và thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án phát triển du lịch. Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của vùng; bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết được vấn đề đó, trong tương lai không xa, Thung Nai hứa hẹn sẽ trở thành một trong những địa điểm phát triển du lịch đầy tiềm năng của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 28/5, tại nhà văn hóa Thành phố, Ban đại diện Hội Người cao tuổi Thành phố Hòa Bình phối hợp với cụm thi đua khối các phường, xã thành phố Hòa Bình tổ chức liên hoan tiếng hát người cao tuổi lần thứ nhất năm 2013.
(HBĐT) - Đồng chí Xa Văn Cồ, Bí thư Đảng ủy xã Mường Chiềng (Đà Bắc) cho biết: Là xã có 100% dân tộc Tày và Mường, đến nay, người dân vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa vật thể như: nhà sàn, trang phục của người phụ nữ, trống, chiêng và một số trang phục, dụng cụ phục vụ trong đám tang truyền thống. Các giá trị văn hóa phi vật thể như ngôn ngữ, chữ viết, lời khắp cổ vẫn còn được gìn giữ, lưu truyền trong nhân dân. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, công tác xây dựng gia đình, xóm, làng, cơ quan văn hóa được triển khai rộng khắp trong nhân dân. Kết quả, từ năm 2007 đến nay, số gia đình văn hóa đạt từ 80% trở lên, làng văn hóa đạt từ 70% trở lên. Những hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang đã được bài trừ như người chết không để quá 24h, việc mo, cúng thực hiện gọn nhẹ, việc kết hôn không còn tục phải ở rể…
(HBĐT) - Sáng 28/5, UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức Hội thi Văn hoá gia đình năm 2013. Tham gia hội thi có 10 gia đình văn hoá tiêu biểu trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Năm 2013 được lấy là năm “gia đình Việt Nam”. Đây là sự kiện quan trọng để thể hiện quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin và hoạt động cụ thể của tỉnh ta hưởng ứng sự kiện này, phóng viên Báo Hoà Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Thị Niềm, Phó giám đốc Sở VH – TT&DL tỉnh.
(HBĐT) - Khu du lịch danh thắng, văn hoá, lịch sử Chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thuỷ) khai hội vào ngày mồng 4 âm lịch, kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch và du khách rải rác thăm quan trong năm. Tính từ mùa lễ hội đến nay, điểm du lịch này đã thu hút trên 300.000 lượt khách đến thăm quan, tổng doanh thu ước đạt gần 50 tỉ đồng.
(HBĐT) - “Sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) về xây dựng và bảo tồn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thuỷ luôn xác định: tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển văn hoá, phát triển kinh tế phải gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Phát triển văn hóa phải có kế hoạch và bền vững”- Đồng chí Bùi Văn Trường, Phó Bí thư TT Huyện ủy Lạc Thủy khẳng định.