Tiết mục nhảy múa truyền thống của người Dao xã Toàn Sơn (Đà Bắc) được biểu diễn trong các ngày lễ lớn trên địa bàn.
(HBĐT) - Đồng chí Xa Văn Cồ, Bí thư Đảng ủy xã Mường Chiềng (Đà Bắc) cho biết: Là xã có 100% dân tộc Tày và Mường, đến nay, người dân vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa vật thể như: nhà sàn, trang phục của người phụ nữ, trống, chiêng và một số trang phục, dụng cụ phục vụ trong đám tang truyền thống. Các giá trị văn hóa phi vật thể như ngôn ngữ, chữ viết, lời khắp cổ vẫn còn được gìn giữ, lưu truyền trong nhân dân. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, công tác xây dựng gia đình, xóm, làng, cơ quan văn hóa được triển khai rộng khắp trong nhân dân. Kết quả, từ năm 2007 đến nay, số gia đình văn hóa đạt từ 80% trở lên, làng văn hóa đạt từ 70% trở lên. Những hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang đã được bài trừ như người chết không để quá 24h, việc mo, cúng thực hiện gọn nhẹ, việc kết hôn không còn tục phải ở rể…
Theo đồng chí Xa Quốc Sự, Phó Bí thư TT Huyện ủy Đà Bắc, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các giá trị văn hóa ngày càng thể hiện rõ và tác động vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những giá trị truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy. Phong trào văn hóa, văn nghệ, TD-TT, văn học quần chúng ngày càng nâng cao về chất lượng. Các giá trị nghệ thuật của dân tộc được duy trì thường xuyên và phát triển rộng khắp. Công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, nét đẹp truyền thống của các dân tộc ít người được đẩy mạnh qua các phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết, trang phục, ẩm thực và lễ hội truyền thống của các dân tộc. Tiêu biểu có thể kể đến là tết nhảy của dân tộc Dao xã Tu Lý, lễ lập tịnh của dân tộc Dao tiền; lễ cơm mới, các điệu xòe vòng, hát giao duyên của dân tộc Tày; ném còn, đi cà kheo, hát đúm của dân tộc Mường. Vào các dịp lễ, tết, ngày vui, nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của mỗi dân tộc đều được tái hiện, khơi dậy trên mỗi vùng quê hương Đà Bắc. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện còn có nhiều hoạt động bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc như: mở lớp dạy chữ của dân tộc Dao tiền tại xóm Dướng, xã Vầy Nưa; xóm Tằm, Sưng, xã Cao Sơn. Các lớp dạy tiếng Tày do thầy giáo Lường Đức Chôm giảng dạy. Một số giáo viên cũng đã mở được 6 lớp ở các xã có đông dân tộc Tày sinh sống và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cán bộ, nhân dân bản địa. Đây cũng được xem là một hướng phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống, nâng cao tinh thần giáo dục đạo lý con người, giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong huyện.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” đã tạo bước chuyển biến tích cực, là tiền đề cho các hoạt động văn hóa- văn nghệ trên địa bàn phát triển theo hướng tích cực và vững chắc. Tính đến hết năm 2012, toàn huyện có 163 đội văn nghệ thôn, xóm, 66 đội văn nghệ nhà trường, 5 đội văn nghệ của cơ quan, ban, ngành và 2 đội văn nghệ thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương trong các ngày lễ, tết, kỷ niệm. Qua đó, các nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc như trang phục, tiếng nói, bài hát… của các dân tộc cũng được quảng bá đến đông đảo người dân trên địa bàn toàn huyện. Trong thời gian tới, để bảo tồn các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, huyện tập trung đổi mới, mở rộng và phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện CVĐ xây dựng NTM. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, điều tra, sưu tầm văn hóa dân tộc. Chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. Tạo điều kiện để khôi phục lễ hội, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn. Ưu tiên đầu tư, tu bổ, phục hồi các di sản. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu di sản văn hóa…
Hương Lan
(HBĐT) - Từ lâu, các phương tiện thông tin đại chúng đã nhiều lần cảnh báo về hiện tượng đốt vàng mã (hóa vàng) gây ra các vụ cháy nổ, chập đường dây điện gây thiệt hại lớn về tài sản, tính mạng của người dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có không ít hộ gia đình còn thờ ơ với vấn đề này.
(HBĐT) - Vợ chồng chị Hiền vừa làm xong ngôi nhà mới. Bố mẹ chị từ dưới quê thu xếp lên thành phố mừng nhà mới và thăm con gái. Buổi tối, ông bà hởi lòng, hởi dạ được nghỉ trong căn phòng khép kín xinh xắn, có chăn ấm, đệm êm. Sáng hôm sau, mẹ chồng chị Hiền pha nước tiếp chuyện ông bà thông gia ngoài phòng khách. Chị Hiền xách làn ra phố, khoảng nửa giờ sau chị về rồi vào bếp. Chị bưng ra chiếc khay con: hai bát chả, hai đĩa bún, đĩa rau sống, hai đôi đũa. Mỗi suất bún chả chị trịnh trọng đặt lên bàn trước mặt bố mẹ đẻ:
(HBĐT) - Biển với tôi vẫn còn xa lạ dẫu không ít lần tôi đã đến nơi này. Biển trong tôi là một thuỷ cung huyền bí cần được khám phá bởi cái nắng, gió ở đây rất đáng yêu và quyến rũ vô cùng. Nhìn thiên hạ nô đùa với sóng, với trời nước mênh mông mà thấy thích. Thích thì thích nhưng rất sợ bởi tôi không biết bơi, hơn nữa, tôi không muốn làm mồi cho lũ cá mập có tiếng là hung dữ nơi này.
(HBĐT) - Đã thành truyền thống, Tết của người Mông không thể thiếu ba món là rượu, thịt và bánh ngô. Bếp của người Mông luôn đỏ lửa trong ngày Tết, lễ cúng giao thừa trong đêm 30 không thể thiếu con lợn sống hoặc con gà sống.
(HBĐT) - Kể từ cuối tháng 4, mỗi tuần 2 buổi tối, nhà văn hóa tổ 10, phường Thịnh Lang (TPHB) lại rộn vang âm thanh pôông... pêêng... pôông... khầm... của dàn cồng chiêng. Hơn 30 chị em phụ nữ trong trang phục Mường truyền thống say mê tập luyện những bài chiêng của dân tộc. Thanh niên, cụ già và cả đám trẻ con cũng bị hút đến để xem các bà, các chị đánh chiêng. Thanh âm của giai điệu truyền thống như làm cho lòng người thêm hân hoan, phố phường thêm vui vẻ. Khuôn mặt ai cũng ánh lên niềm tự hào dân tộc.
(HBĐT) - Con đường dân sinh dài hơn 1 km dẫn lên xóm Pheo đã hoàn thành. Xóm Pheo không còn cheo leo, cách trở và chắc chắn sẽ chẳng quẩn quanh trong đói nghèo nữa. Cùng với xóm Pheo, đường vào xóm Sào, đường từ xóm ấm sang xóm Kén cũng đã được tu sửa, mở mới. Bộ mặt nông thôn xã Văn Nghĩa với nhiều đổi thay.