Huyện Lạc Thuỷ quan tâm tổ chức các hoạt đông văn hoá, văn nghệ, góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá.

Huyện Lạc Thuỷ quan tâm tổ chức các hoạt đông văn hoá, văn nghệ, góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá.

(HBĐT) - “Sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) về xây dựng và bảo tồn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thuỷ luôn xác định: tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển văn hoá, phát triển kinh tế phải gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Phát triển văn hóa phải có kế hoạch và bền vững”- Đồng chí Bùi Văn Trường, Phó Bí thư TT Huyện ủy Lạc Thủy khẳng định.

 

Đến nay, những nội dung của Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) đã thực sự thấm sâu trong toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội trên địa bàn huyện. Cán bộ, đảng viên và đa số nhân dân nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong sự nghiệp đổi mới. Bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc ngày càng được đề cao trong đời sống xã hội. Các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực hơn trong các hoạt động văn hoá, nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét nhất trong tư tưởng, đạo đức, lối sống của mỗi người, mỗi gia đình, cộng đồng dân cư và được nhân dân, các cơ quan, đơn vị nhiệt tình hưởng ứng, tham gia. Việc xây dựng gia đình, cơ quan, làng văn hoá được đưa thành một tiêu chí cơ bản, quan trọng trong các nghị quyết của Đảng bộ huyện, là một trong những chương trình hành động lớn của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở. Đến nay, 100% các thôn, xóm, KDC xây dựng hương ước, quy ước. Các cơ quan, đơn vị, trường học đăng ký và thực hiện tốt việc xây dựng cơ quan văn hoá. Năm 2012, toàn huyện có 12.225 hộ (chiếm 77%), 101 làng (71%), 30 cơ quan (90%) đạt văn hóa. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá được quan tâm và đã đạt được những kết quả đáng kể. Huyện đã triển khai thực hiện quy chế bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, thắng cảnh và quy chế bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá phi vật thể của UBND tỉnh đến tất cả các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn và toàn thể nhân dân trong huyện. Các loại hình nghệ thuật mang bản sắc dân tộc như hát đúm, hội thi bắn nỏ, nấu các món ăn dân tộc, thi mặc trang phục dân tộc; các lễ hội chùa Tiên (xã Phú Lão), hội đình làng Niếng (xã Hưng Thi), hội đình làng Vai (xã Thanh Nông) được tổ chức. Các loại nhạc cụ dân tộc, công cụ lao động sản xuất truyền thống dân tộc được lưu giữ, bảo tồn, tiêu biểu có đội cồng chiêng thôn Chùa, thôn Đồng Danh, xã Phú Thành; bộ sưu tập đồ vật văn hoá truyền thống của gia đình ông Sinh, thị trấn Chi Nê; nghệ nhân mo Mường Đinh Công Bẳn, thôn Thơi, xã Hưng Thi; sưu tập và làm nỏ của gia đình ông Bùi Hồng Quang, thôn Liên Phú 1, xã An Lạc… Đặc biệt, thực hiện chủ trương gắn bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá với phát triển du lịch, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch gắn với các điểm di tích văn hoá được quan tâm chỉ đạo và thực hiện đã huy động nhiều nguồn vốn để tôn tạo, củng cố, xây dựng kết cấu hạ tầng tại các điểm du lịch chùa Tiên (xã Phú Lão), đền Niệm (xã Phú Thành), hang Luồng (xã Yên Bồng), nhà máy in tiền xã Cố nghĩa…

Thông qua việc xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, các gia đình, thôn, bản, KDC trên địa bàn đã tự giác, tích cực giúp đỡ nhau, đẩy mạnh công tác XĐ-GN, ý thức chấp hành pháp luật và tính tự giác tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng cao. Công tác giữ gìn môi trường, sinh thái được tự giác thực hiện, phong cách ứng xử, giao tiếp được cải thiện và tiến bộ rõ rệt, tạo nguồn lực để xây dựng các thiết chế văn hoá, xây dựng NTM. góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,8%, thu nhập bình quân đạt 18,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 16,02%. ANCT- TTATXH trên địa bàn được tăng cường, giữ vững.

 

 

 

                                                             Hương Lan

 

Các tin khác

Một gia đình hóa vàng ngay trên ban công tầng 2, bên cạnh có rất nhiều đường dây điện.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bánh láo khoải của người Mông.

Khôi phục văn hóa cồng chiêng giữa lòng thành phố

(HBĐT) - Kể từ cuối tháng 4, mỗi tuần 2 buổi tối, nhà văn hóa tổ 10, phường Thịnh Lang (TPHB) lại rộn vang âm thanh pôông... pêêng... pôông... khầm... của dàn cồng chiêng. Hơn 30 chị em phụ nữ trong trang phục Mường truyền thống say mê tập luyện những bài chiêng của dân tộc. Thanh niên, cụ già và cả đám trẻ con cũng bị hút đến để xem các bà, các chị đánh chiêng. Thanh âm của giai điệu truyền thống như làm cho lòng người thêm hân hoan, phố phường thêm vui vẻ. Khuôn mặt ai cũng ánh lên niềm tự hào dân tộc.

Lương - giáo đoàn kết, đồng lòng xây dựng quê hương

(HBĐT) - Con đường dân sinh dài hơn 1 km dẫn lên xóm Pheo đã hoàn thành. Xóm Pheo không còn cheo leo, cách trở và chắc chắn sẽ chẳng quẩn quanh trong đói nghèo nữa. Cùng với xóm Pheo, đường vào xóm Sào, đường từ xóm ấm sang xóm Kén cũng đã được tu sửa, mở mới. Bộ mặt nông thôn xã Văn Nghĩa với nhiều đổi thay.

“Hành trình về nguồn” của tuổi trẻ Báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Trong 3 ngày (từ 17- 19/5), tại huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), lãnh đạo cùng hàng trăm đoàn viên thanh niên là phóng viên, biên tập viên, nhân viên của Báo Đảng các tỉnh: Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nội mới, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Kinh tế đô thị và Báo Hòa Bình đã tham gia "Hành trình về nguồn" năm 2013 do Báo Quảng Ninh đăng cai tổ chức. Đây là năm thứ 8 chương trình "Hành trình về nguồn" được tổ chức theo hình thức luân phiên giữa Báo Đảng các tỉnh trong khu vực.

Hội thi "Tuổi trẻ Kỳ Sơn với Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp"

(HBĐT) - Ngày 17/5, tại khu vui chơi giải trí trẻ em xã Phú Minh (Kỳ Sơn), Huyện đoàn Kỳ Sơn đã tổ chức hội thi "Tuổi trẻ Kỳ Sơn với Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp". Tham dự hội thi có 14 đội đến từ các cơ sở đoàn, đoàn trực thuộc, trên 300 thí sinh, ĐVTN đã có mặt tham gia, cổ vũ, động viên giải.

Bác của chúng ta thật giản dị

(HBĐT) - Mỗi năm, tháng 5 về lòng mỗi người dân Việt Nam ta lại bâng khuâng nhớ về ngày 19/5 kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ kính yêu. Sinh thời, cứ đến dịp 19/5, Bác thường dặn các địa phương, cơ quan là không nên tổ chức chúc thọ linh đình, vì Bác lo ngại tốn thời gian, tiền bạc của nhân dân trong lúc đời sống nhân dân còn khó khăn. Đúng ngày 19/5, Bác thường đi công tác để tránh những nghi lễ tốn kém vì ngày sinh của Người. Bác giao cho những người phục vụ, bảo vệ tổ chức đánh bắt cá tại ao cá mà Người vẫn hàng ngày chăm sóc để biếu các cụ già, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cho anh em cơ quan phục vụ Bác để cải thiện bữa ăn.

Thông qua nội dung cuốn sách "Văn hoá ẩm thực hậu cần nhân dân - hậu cần địa phương" tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 17/5, Đảng uỷ - Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức hội thảo thông qua và thống nhất nội dung cuốn sách "Văn hoá ẩm thực hậu cần nhân dân - hậu cần địa phương" tỉnh Hoà Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục