Tân Lạc phục dựng lại các lễ hội truyền thống, hình thức sinh hoạt  văn hóa, thể thao dân gian truyền thống của người Mường. Ảnh: Lễ hội khai hạ Mường Bi năm 2013.

Tân Lạc phục dựng lại các lễ hội truyền thống, hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống của người Mường. Ảnh: Lễ hội khai hạ Mường Bi năm 2013.

(HBĐT) - Tân Lạc được biết đến là một trong 4 vùng Mường cổ của tỉnh với nhiều nét văn hoá, phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống riêng. Để những nét văn hoá truyền thống không bị mai một, những năm qua, huyện Tân Lạc đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quán triệt học tập đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện, trong đó, huyện đặc biệt chú trọng bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Mường Tân Lạc.

 

Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện Tân Lạc cho biết: Những năm qua hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa ngày càng được tăng cường. Huyện đã triển khai thực hiện quy chế bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, danh thắng và quy chế phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của UBND tỉnh đến cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn và toàn thể nhân dân. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm, đầu tư cho bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục việc bảo tồn, phát huy những giá trị mới về văn hóa. Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hóa, văn nghệ và trang phục dân tộc. Khuyến khích khai thác, phát triển văn hóa dân gian các dân tộc,  tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc để củng cố, duy trì, phát triển. Nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hoá dân gian được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Hiện nay, huyện đã rà soát quản lý trên 700 chiếc cồng chiêng còn được lưu giữ trong nhân  dân và các tổ chức trên địa bàn huyện. Những giá trị văn hoá truyền thống của người Mường được lưu giữ như tiếng nói, trang phục váy Mường, phong tục, tập quán sinh hoạt ẩm thực, các đồ dùng, vật dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Người dân các xã, thị trấn trong huyện còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc, độc đáo của dân tộc mình như: mo Mường, cồng chiêng, rằng thường, hát ví... Các lễ hội như: Khai hạ Mường Bi, đánh cá suối Lỗ Sơn, lễ hội chùa Kè ... đều được tổ chức theo đúng quy định, lành mạnh, không lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan hoặc truyền đạo trái phép. Một số công trình văn hóa được quy hoạch, đầu tư xây dựng, tôn tạo như: quy hoạch xây dựng cụm trung tâm văn hóa Mường Bi, cụm văn hóa thị trấn Mường Khến, làng Mường cổ xóm ải, xóm Lũy (Phong Phú); tôn tạo khu miếu thờ xóm Lũy, xây dựng Trung tâm VH-TT huyện.

 

Bên cạnh đó, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã được coi trọng. Toàn huyện có 6 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia: di tích khảo cổ Hang Bưng, xóm Nẻ, xã Ngòi Hoa, di tích khảo cổ hang Muối, thị trấn Mường Khến, danh lam thắng cảnh động Hoa Tiên - xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, danh lam thắng cảnh động Mường Chiềng - khu II, thị trấn Mường Khến, danh lam thắng cảnh động Nam Sơn - xóm Tớn, Nam Sơn, danh lam thắng cảnh động Thác Bờ - xóm Nẻ, xã Ngòi Hoa và 2 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh: di tích lịch sử - văn hoá miếu thờ xóm Luỹ - xóm Luỹ, xã Phong Phú, di tích lịch sử - văn hoá hang Bụt - thị trấn Mường Khến. Phục dựng, bảo tồn và phổ biến các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống của người Mường Tân Lạc như: lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội đánh cá suối tháng 3 xã Lỗ Sơn, các trò chơi dân gian (đánh cù, bắn nỏ, đi cầu, đánh đu, đấu vật, đánh mảng...), tổ chức các lớp học hát thường rang, bộ mẹng, hát ví, hát ru, nhạc cụ dân tộc... Đặc biệt, từ đầu năm 2000, huyện đã phục dựng lại lễ hội Khai hạ Mường Bi (trước có tên gọi là lễ hội cồng chiêng). Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2000 quy tụ hơn 400 chiếc chiêng cổ đã thực sự làm sống dậy giá trị độc đáo của cồng chiêng. Từ đó đến nay, Khai hạ Mường Bi được thường xuyên tổ chức vào ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm. Ngoài các hoạt động phong phú như ẩm thực, trò chơi dân gian... Trong Khai hạ Mường Bi không thể thiếu phần thi đánh cồng chiêng giữa các xã.

 

Trong thời gian tới, huyện Tân Lạc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho toàn dân vị trí, vai trò của văn hoá đối với sự nghiệp phát triển KT-XH, thực hiện nhiệm vụ AN-QP địa phương.

 

 

 

                                                                              Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục