Một tiết mục văn nghệ của xã Tân Minh tại hội diễn NTQC huyện Đà Bắc năm 2013.

Một tiết mục văn nghệ của xã Tân Minh tại hội diễn NTQC huyện Đà Bắc năm 2013.

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có 5 dân tộc cùng sinh sống là Tày, Mường, Kinh, Dao và Thái, trong đó dân tộc Tày chiếm 46%. Phát huy truyền thống đoàn kết, huyện Đà Bắc đã và đang thực hiện có hiệu quả Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” góp phần xây dựng nếp sống văn minh, xoá bỏ dần những hủ tục lạc hậu, thay đổi tư duy của người dân trong phát triển kinh tế, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội... Là huyện có đồng bào dân tộc Tày chiếm đa số, huyện đã triển khai nhiều hoạt động như tổ chức lễ hội, kiểm kê nhạc cụ, phong tặng nghệ nhân... nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người Tày nơi đây.

 

Theo đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Phó phòng VH -  TT huyện: Huyện đã xác định đây là Nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống tinh thần của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá đặc trưng, khơi dậy truyền thống tốt đẹp trong đời sống của người dân địa phương. Từ khi thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII), các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thể thao và phong trào xây dựng KDC, gia đình, cơ quan, đơn vị văn hoá đã chuyển biến tích cực. Việc triển khai thực hiện các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa” đã được 100% cơ quan, ban, ngành, xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Hiện nay, 100% thôn, bản, tổ dân phố xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung quy ước trên cơ sở những quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện KT-XH và phong tục tập quán.

 

Thời gian gần đây, các lễ hội dân gian của đồng bào dân tộc Tày được tái hiện lại chân thực, phong phú. Tiêu biểu như lễ hội mừng cơm mới tổ chức vào tháng 10 âm lịch được hầu hết các xã, thị trấn trên toàn huyện tổ chức; lễ hội xuống đồng xóm Mu, thị trấn Đà Bắc tổ chức vào mùng 4 Tết Nguyên đán đã thu hút đông đảo người dân tham gia. Cùng với tổ chức lễ hội, các xã, thị trấn còn tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc như bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, ném còn; biểu diễn các tiết mục dân ca, dân vũ và các trò chơi dân gian. Ngoài ra, tại mỗi xã, thị trấn vào dịp đầu xuân đều tổ chức được các hoạt động VH-VN, TD-TT.

 

Hiện nay, người Tày Đà Bắc vẫn giữ được bản sắc dân tộc trong sinh hoạt hàng ngày. Trang phục của người Tày là do chính bàn tay họ thêu, dệt lên. Không chỉ vào dịp lễ hội người Tày vẫn thường xuyên mặc trang phục truyền thống của mình. Ngay từ bé, phụ nữ Tày đã được dạy cách trồng bông dệt vải, nhuộm chàm.

 

Nhắc đến nhạc cụ của người Tày phải kể đến cây đàn tính được coi linh hồn trong nghệ thuật dân ca, dân vũ Tày. Ngoài ra, người Tày cũng sử dụng khá nhiều loại nhạc cụ sáo ôi, pỉ đôi... Hiện, toàn huyện có trên 10 nghệ nhân biết sử dụng và chế tác được các loại nhạc cụ trên. Tiêu biểu đó là nghệ nhân Hà Văn Phời ở xã Tân Pheo, nghệ nhân Xa Văn Hoàn, xã Hiền Lương, nghệ nhân Đinh Xuân Dao, xã Tu Lý... Để lưu giữ các bài dân ca, dân vũ Tày không mai một, hàng năm, 100% xã, thị trấn tổ chức hội diễn NTQC, tại hội diễn các tiết mục dân ca, dân vũ chiếm 70%, trong đó, nhiều bài hát, điệu múa của đồng bào Tày.

 

Trong xu hướng hội nhập và phát triển, để gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc Tày cùng các dân tộc anh em khác như giữ trang phục truyền thống, sinh hoạt văn hoá trong đám cưới, ma chay, lễ hội là việc làm không dễ. Việc bảo tồn và phát huy những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo cần có sự vào cuộc của các cấp,  ngành và chính đồng bào dân tộc cũng phải ý thức được giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc mình để hình thành được ý thức gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ sau.

 

 

 

                                                                       Hồng Nhung

 

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục