Tượng đài chiến thắng tại ngã ba Cò Nòi (Mai Sơn - Sơn La) - nơi cách đây 60 năm là một trọng điểm bắn phá của không quân Pháp.

Tượng đài chiến thắng tại ngã ba Cò Nòi (Mai Sơn - Sơn La) - nơi cách đây 60 năm là một trọng điểm bắn phá của không quân Pháp.

(HBĐT) - Tháng 3, hoa ban nở trắng trên khắp các sườn núi. “ở Tây Bắc, chẳng có loài hoa nào đẹp và thuần khiết như hoa ban trắng”, trước chuyến công tác lên Điện Biên đồng chí Đinh Văn Ổn, TBT Báo Hòa Bình vừa như chia sẻ lại vừa khơi gợi sự tò mò đầy cuốn hút đối với những người chưa từng được gặp một mùa hoa ban khoe sắc. Với cung đường Tây Bắc có lẽ sức hút của mỗi chuyến đi chính là hoa ban. Còn chúng tôi, tháng 3 của 60 năm trước, những chàng trai, cô gái trên đường ra trận trong mùa chiến dịch. Đó cũng là mùa hoa ban đẹp nhất của miền viễn Tây.

 

Thành phố Hòa Bình đã ở lại phía sau. Qua Mai Châu, sang đến đất Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La), chúng tôi hòa mình trên cung đường vận chuyển chiến lược nhân lực, vật lực cho chiến dịch Điện Biên Phủ mà hàng vạn TNXP, dân công hỏa tuyến của cách đây 60 năm tỉnh Hòa Bình và các địa phương đã xẻ núi mở đường, băng qua lửa đạn, vận chuyển lương thực, vũ khí cho chiến trường. Đây là một trong những cung đường lịch sử trong chiến dịch Điện Biên Phủ bởi từ khoảng thời gian tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho tỉnh Hòa Bình huy động lực lượng tham gia sửa gấp đoạn đường từ Mai Châu lên Mộc Châu (Sơn La). Thực hiện nhiêm vụ này, chỉ trong khoảng thời gian 20 ngày, lực lượng bộ đội địa phương gồm Đại đội 55 (Trung đoàn 12 - tỉnh đội Hòa Bình) cùng 3 Đại đội TNXP và hơn 3.000 dân công đã tham gia cùng với lực lượng các địa phương ngày đêm bạt núi mở được 70 km đường, kịp thời phục vụ bộ đội, dân công và các đoàn xe thồ, ô tô ra mặt trận...

 

Trong kháng chiến chống Pháp có ngã ba Cò Nòi (Mai Sơn - Sơn La). Đây là điểm nút giao thông quan trọng nhất để các lực lượng của ta tiến lên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và cũng là túi bom trên tuyến đường ra mặt trận của quân và dân ta. Thực dân Pháp đã tập trung bom, đạn đánh phá ác liệt nhằm chặn đứng và cắt đứt huyết mạch giao thông ta. Có trận, quân Pháp dùng tới 65 máy bay các loại đến ném bom, đánh phá khu vực ngã ba Cò Nòi. Tính trung bình mỗi ngày không quân Pháp ném khoảng 69 tấn bom đạn xuống vùng ngã ba có chu vi chưa đầy 1km2 này. Bình quân, cứ 13 phút chúng lại ném bom, đánh phá một lần. Thời kỳ cao điểm, có ngày máy bay Pháp thả xuống ngã ba Cò Nòi hơn 300 quả bom các loại. Trong đó có nhiều loại bom đặc biệt nguy hiểm như bom phá, bom nổ chậm, bom napan, bom bươm bướm... Tại đây, cũng là lần đầu tiên các trận oanh tạc Mỹ cho quân Pháp sử dụng loại máy bay vận tải cỡ lớn để thả bom napan nhằm thực hiện bằng được huấn thị của viên tướng Nava là “phải quyết tâm biến ngã ba Cò Nòi trở thành một bãi lầy”. Tuy nhiên, với ý chí quyết tâm cao độ, lực lượng công binh, TNXP luôn đảm bảo cho giao thông thông suốt qua ngã ba này. Dẫu cho trong bom đạn ác liệt, tại đây đã có 100 chiến sỹ và TNXP ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ. Sự hy sinh này đã đóng góp quan trọng vào chiến thắng chung của cả dân tộc - chiến thắng Điện Biên Phủ.

 

Trong suốt cung đường hàng trăm km từ thành phố Hòa Bình lên thành phố Điện Biên Phủ có rất nhiều di tích gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân các dân tộc vùng Tây Bắc, mỗi chặng đường xe qua lại nao nao nhớ về những ngày gian khổ nhưng “gan không núng, chí không mòn” của các thế hệ cha anh đi trước. Ở đâu đó, tưởng như vẫn còn vẳng lại một nụ cười tuổi thanh xuân giữa bạt ngàn hoa ban trắng. 60 năm qua, cuộc sống đã đổi khác. Cánh đồng Mường Thanh không còn chằng chịt dây thép gai và công sự kiên cố, không còn tiếng máy bay gầm rú, không còn tiếng bom rơi, đạn nổ rát bên tai; không còn những trận đánh với tiếng hô “xung phong” dậy đất của những anh lính Điện Biên và cũng chẳng còn nỗi ám ảnh của bom đạn... Cánh đồng Mường Thanh đã được trả lại sự bình yên với  màu xanh trù phú vốn có. Nhưng ở đó, vẫn còn lại những dấu tích của chiến tranh như những bằng chứng xác thực về một thời lửa đạn chiến tranh.

 

Với người dân Tây Bắc, hoa ban không chỉ là biểu tượng của tình yêu mà còn biểu tượng của sự hy sinh cao cả bởi 60 năm trước, hàng nghìn người đã anh dũng ngã xuống nơi miền viễn tây này trong mùa hoa ban để giữ cho những mùa sau hoa ban khoe sắc.

 

 

(Còn tiếp)

 

Bài 5: Về Mường Phăng - nơi pháo binh dội lửa xuống đầu thù.

                  

 

                                                                         Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục