Đội văn nghệ xã Toàn Sơn (Đà Bắc) duy trì các điệu múa truyền thống của dân tộc Dao.

Đội văn nghệ xã Toàn Sơn (Đà Bắc) duy trì các điệu múa truyền thống của dân tộc Dao.

(HBĐT) - Đồng chí Đặng Thái Sơn, Chủ tịch UBND xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chia sẻ: Hiện nay, trên địa bàn xã Toàn Sơn có 46% dân số là dân tộc Dao. Từ xa xưa, dân tộc Dao có nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống.

 

Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ đã bị mai một dần theo thời gian. Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, việc bảo tồn những giá trị văn hoá các dân tộc nói chung, dân tộc Dao nói riêng trên địa bàn xã được quan tâm và ngày càng thể hiện rõ hơn, góp phần tác động mạnh vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

 

Tự hào giới thiệu về những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc mình, đồng chí Bàn Văn Xuân, Trưởng ban văn hoá xã Toàn Sơn cho biết: Việc lưu truyền những giá trị văn hoá độc đáo của người Dao đã trở thành nếp sống của mỗi gia đình và được lưu truyền từ đời này sang đời khác như một dòng chảy không ngừng, xuyên suốt trong chiều dài lịch sử. Trong đó, nổi bật là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong tiếng nói và chữ viết. Trong chữ viết, ngoài việc học chữ phổ thông, xã chú trọng học chữ nôm Dao. Để truyền dạy chữ viết người Dao cho thế hệ mai sau, năm 2012, xã đã mở 1 lớp truyền dạy chữ Dao cho hơn 40 học viên. Các học viên già có, trẻ có được các ông Hoàng Hạnh ở xóm Phủ và Triệu Văn Hội ở xóm Cha truyền dạy. Anh Lý Xuân Tý, cán bộ văn phòng xã Toàn Sơn cho rằng, là người Dao nhưng khi được tham gia lớp học, anh và nhiều người trong xã mới biết đọc, biết viết chữ của dân tộc mình. Theo anh Tý, học chữ Dao không  dễ, phải là người thực sự ham học hỏi, điều cốt lõi phải có lòng tự hào và yêu chữ viết của dân tộc mình mới có thể đọc thông, viết thạo được.

 

Gắn liền với học chữ, học nghĩa, tiếng nói của dân tộc, những bài thơ ca, tiếng hát thường dùng trong các lễ cưới, lễ cấp sắc, lễ đặt tên... cũng được người Dao xã Toàn Sơn lưu giữ cho đến ngày nay. Trong đó, phải kể đến lễ cấp sắc, đặt tên của dân tộc Dao. Theo phong tục của người Dao, con trai từ nhỏ đã được học những lời răn dạy, những bài giáo lý về đạo đức trong lễ cấp sắc, phải thực hiện 10 lời thề. Các lời thề tập trung vào những chuẩn mực của con người chân chính... Sau khi cấp sắc, đặt tên, người đàn ông mới thực sự được coi là trưởng thành và có địa vị trong dòng họ, gia đình và xã hội. Đặc biệt phải kể đến Tết nhảy của người Dao. Tết nhảy của người Dao xã Toàn Sơn diễn ra từ sáng 30 Tết đến ngày mùng 2 hoặc mùng 4 Tết tuỳ theo từng gia đình. Vào những ngày này, dân làng tập trung tại gia đình theo phiên để cùng nhau tiến hành Tết nhảy. Từ bao đời nay, Tết nhảy đã được duy trì thường xuyên trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu của người Dao trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.

 

Bên cạnh đó là những nét đặc trưng của dân tộc như trang phục quần áo, mũ, khăn với các gam màu truyền thống đỏ, trắng, xanh và tục nhuộm vải đen cùng đường chỉ thêu tinh tế được người Dao xã Toàn Sơn lưu giữ cho đến ngày nay.

 

 

                                                                                                H.L

 

 

 

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục