Điện ảnh đang thiếu nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Đào tạo nhà làm phim trẻ tại Trung tâm TPD. (Ảnh TPD)

Điện ảnh đang thiếu nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Đào tạo nhà làm phim trẻ tại Trung tâm TPD. (Ảnh TPD)

Đầu tư cho đào tạo nhân lực là một trong những nội dung mà các nhà quản lý, nhà làm phim quan tâm nhiều nhất trong buổi đóng góp ý kiến triển khai “Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, diễn ra mới đây tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

Việc cung cấp nguồn nhân lực ổn định, chất lượng cao cho ngành điện ảnh là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà quản lý cũng như nhà làm phim. NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh cho biết, đào tạo nhân lực là mục điêu hàng đầu cho ngành điện ảnh, nhưng hiện nay nguồn kinh phí đào tạo ở cả hai trường ĐH Sân khấu Điện ảnh ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều rất thấp, chưa đủ cho một sinh viên làm một vài bài tập. Ông Hải nói, nếu một đạo diễn tốt nghiệp, ra trường, nhưng số lượng bài tập chưa đủ thì không thể làm được phim. Vì vậy, phải xem xét lại kinh phí đào tạo, làm việc lại với các trường điện ảnh, vì chương trình đào tạo của ngành điện ảnh có đặc thù khác với tất cả các ngành khác.

Đối với đào tạo nâng cao ở nước ngoài, ông Đặng Xuân Hải nhấn mạnh, phải chọn người biết nghề, ngoại ngữ tốt đưa đi đào tạo ở nước ngoài mới hiệu quả.

Về thời gian, ông Đặng Xuân Hải nhận xét, theo Chiến lược đến năm 2020, như vậy thời gian còn lại không nhiều, phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể và càng sớm càng tốt để đến năm 2020 có người có nghề. Ông Hải nói: “Muốn có tác phẩm hay, phải có người có nghề, mà muốn vậy, phải tập trung cho đào tạo”.

Cũng về đào tạo, PGS, TS Trần Luân Kim, Nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nêu ra sự lãng phí trong đào tạo: “Chúng ta tuyển sinh không đúng người, đó là lãng phí. Đào tạo không đủ chất lượng, thời gian, lại thêm một sự lãng phí nữa”. Sự lãng phí này là một phần nguyên nhân của tình trạng diễn viên thừa mà thiếu hiện nay: quá nhiều các ngôi sao tự phong, các hot girl, hot boy tràn sang điện ảnh, với diễn xuất thiếu kinh nghiệm và dễ dãi, trong khi rất thiếu những diễn viên được đào tạo bài bản, có nghề.

Vấn đề thiếu nhân lực do thiếu hụt từ khâu đào tạo cũng là một trong những khó khăn mà Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương phải đối đầu từ nhiều năm nay. Bà Phạm Thị Tuyết, Giám đốc hãng cho biết, nhân lực qua đào tạo của hãng hiện đang rất thiếu. Bà Tuyết nói: “Đào tạo là khâu quan trọng nhất, con người phải có đủ năng lực và kiến thức mới bảo đảm được công việc. Ở Hãng, phần lớn các đạo diễn đều trưởng thành từ công việc quay phim, một số ít được đào tạo từ những năm 80 ở Liên Xô cũ”. Được biết, mới đây, một số đạo diễn trẻ mới ra trường cũng về làm việc ở hãng, tuy nhiên những khó khăn,vất vả trong công việc tỷ lệ nghịch với thu nhập đã khiến nhiều đạo diễn trẻ không thể trụ nổi tại Hãng.

TS Vũ Ngọc Thanh, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, người trực tiếp liên quan đến công tác đào tạo lại chỉ ra những vướng mắc mà hiện nay trường gặp phải. Theo xu hướng phát triển, mỗi năm ngành điện ảnh lại có thêm những công việc mới cần phải đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay nếu muốn mở rộng, thêm mới ngành đào tạo, trường phải chuẩn bị trước về giáo trình, người giảng dạy, rồi xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo mở mã ngành để tuyển sinh. Đây là việc không thể thực hiện trong một thời gian ngắn.

Chia sẻ ý kiến này, bà Lê Thị Thu Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay, để khắc phục việc chậm mở ra các ngành đào tạo mới, Vụ sẽ phối hợp với trường ĐH Sân khấu Điện ảnh mở những chương trình đào tạo ngắn hạn mà không cần phải xây dựng mã ngành, các chuyên ngành này sẽ thuộc ngành lớn đã có trong danh mục đào tạo của trường. Tuy nhiên, cũng phải tới năm 2015 – 2016 mới bắt đầu đưa vào đào tạo được.

Bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là một trong những mục tiêu trong Chiến lược điện ảnh. Từ nay đến năm 2020, sẽ tập trung vào các loại hình đào tạo chính quy dài hạn, tổ chức các khóa ngắn hạn nâng cao tay nghề, mở rộng thêm ngành đào tạo, du học tại chỗ, nâng cao chất lượng giảng viên và giáo trình giảng dạy, kết hợp với đào tạo ở nước ngoài.

Bà Ngô Phương Lan cho biết, Cục đã chủ động liên hệ với các Viện đào tạo nước ngoài để hợp tác đưa nhân lực sang đào tạo. Mới đây nhất, Viện đào tạo điện ảnh New York của Mỹ, nơi đào tạo nhiều nhà làm phim, diễn viên nổi tiếng của Hollywood đã nhận lời, đồng ý đưa máy móc, thiết bị và giảng viên sang Việt Nam giảng dạy, tuy nhiên mỗi học viên phải trả chi phí 2.500 USD cho khóa đào tạo. Đó là con số mà Cục Điện ảnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không kham nổi.

“Muốn có phim hay, phải có người giỏi”. Mục tiêu đào tạo đã được đưa vào Chiến lược điện ảnh, và việc tạo ra những tác phẩm điện ảnh chất lượng cao phần lớn phụ thuộc và công tác đào tạo của ngay ngày hôm nay.

 

                                                                          Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục