Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) - điển hình trong phong trào xây dựng làng văn hoá gắn với phát triển kinh tế du lịch.

Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) - điển hình trong phong trào xây dựng làng văn hoá gắn với phát triển kinh tế du lịch.

(HBĐT) - Mai Châu có 22 xã, 1 thị trấn với 138 xóm, huyện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm trên 60%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao, Mông... Xác định xây dựng làng văn hóa là xây dựng một cộng đồng dân cư văn hóa, có đời sống kinh tế và văn hóa tinh thần phát triển lành mạnh, phong phú. Trong những năm qua, phong trào xây dựng làng văn hoá đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn huyện đã chú trọng tổ chức thực hiện.

 

Đồng chí Hà Văn Di, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” huyện Mai Châu cho biết: Việc xây dựng làng, bản văn hóa phải dựa trên các tiêu chí cụ thể như: xây dựng gia đình văn hóa, KDC văn hóa, phát triển đời sống KT-XH, ANTT và xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Kết quả đó được bình xét trong từng năm và từng giai đoạn theo quy định của BCĐ tỉnh. Trong giai đoạn 2008 - 2013, công tác chỉ đạo phong trào xây dựng làng văn hóa trong phong trào “Toµn d©n ®oµn kÕt x©y dùng ®êi sèng v¨n hãa” của huyện Mai Châu đã được chú trọng và đã có sự chuyển biến tích cực, tác động đến đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân. Kết quả của phong trào xây dựng làng văn hóa thể hiện ở các tiêu chí cụ thể như: về chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì phong trào xây dựng làng văn hóa cũng chính là việc cụ thể hóa tích cực nhất các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được chú trọng. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được gắn vào các tiêu chí, tiêu chuẩn thông qua Quy ước, Hương ước áp dụng với quy chế dân chủ ở cơ sở được nhân dân tự nguyện ký kết thực hiện. Về phát triển kinh tế, bằng các hình thức tuyên truyền và đầu tư cho cơ sở như các chương trình điện, đường, trường, trạm và vận động nhân dân áp dụng KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Về xây dựng đời sống văn hóa - xã hội, phong trào xây dựng làng văn hóa đã góp phần định hướng tích cực, tạo ra những chuẩn mực văn hóa, nếp sống văn hóa thấm dần vào từng người dân, từng gia đình, từng tập thể và từng cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước, đoàn kết tương thân, tương ái; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, loại bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín, dị đoan và tệ nạn xã hội. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp. Công tác GD&ĐT cũng được chú trọng đầu tư. Về xây dựng cảnh quan môi trường được gắn kết với phong trào xây dựng làng văn hóa đã tác động mạnh mẽ đến từng con người, gia đình và cộng đồng dân cư, cơ quan, trường học. Đến hết năm 2013, đã có trên 68% số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; công tác phòng- chống các dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm; phát triển các phong trào xây dựng "3 chuồng - 4 hố", "Vườn ao chuồng", "Xanh sạch đẹp" trong nhân dân; phát động tết trồng cây hàng năm đã được nhân dân các dân tộc trong toàn huyện đồng tình hưởng ứng... Về công tác xây dựng kết cấu hạ tầng và thiết chế văn hóa đặc biệt là các xã vùng khó khăn được các cấp, ngành quan tâm, đầu tư xây dựng, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Các công trình văn hóa, thiết chế văn hóa hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của nhân dân…

 

Đồng chí Hà Văn Di khẳng định: Phong trào xây dựng làng văn hóa với nòng cốt là xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa ngày càng phát triển tạo ra một diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện. Các làng được công nhận văn hóa, nhân dân có cuộc sống ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; đời sống văn hóa tinh thần được cải thiện rõ rệt; bộ mặt các làng thay đổi với nhiều thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí… được xây dựng; cảnh quan môi trường sạch đẹp; các xã, thị trấn đi vào nề nếp trong các hoạt động lễ hội, ma chay, cưới hỏi. Đến hết năm 2013, toàn huyện có 34/138 làng, bản, khu dân cư đạt danh hiệu làng văn hoá, bằng 24,6%. Trong phong trào xây dựng làng văn hóa đã xuất hiện các điển hình như: xóm Nà Sài, xóm Lác (xã Chiềng Châu), xóm Pom Cọong (thị trấn Mai Châu), xóm Bước (Xăm Khòe) có nhiều thành tích tiêu biểu trong xây dựng làng văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch, xóm Cha Long xây dựng làng văn hóa gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch. Trong giai đoạn tiếp theo (2014 – 2018), huyện phấn đấu số làng văn hóa đạt 40% trên tổng số làng trong toàn huyện.

 

 

 

 

PV

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục