Bài 5: Hồn Thiêng

 

Người Mường có nền văn hóa lâu đời, phong phú, đặc sắc và rất nổi tiếng. Trong nền văn hóa ấy, thể loại văn hóa - âm nhạc cồng chiêng có vị trí quan trọng, nổi trội mang tính phô diễn toàn dân tộc. Cồng chiêng Mường là một giá trị lớn, có sức mạnh trường tồn trong đời sống tâm linh, tình cảm, ý thức con người; góp sức hữu hiệu vào công cuộc dựng nước, giữ nước của người Mường.

Văn hóa - âm nhạc cồng chiêng luôn gắn bó, song hành với suốt vòng đời mỗi người. Nhà văn Ngô Hưng cho rằng: “Đời người Mường từ buổi sinh ra ở “Mường Người” cho đến khi nhắm mắt xuôi tay trở về “Mường Ma” luôn gắn bó với cồng chiêng. âm thanh của tiếng cồng Mường như chắt lọc từ rừng núi, suối sông để hòa vào nhịp thở của người Mường. Âm vang ngân vọng của tiếng cồng đã hòa vào nhịp điệu con tim bao thế hệ người Mường làm cho nó trở thành bất tử”.

 

Một em bé mới sinh ra chưa đầy 3 - 4 tháng tuổi được bà và chị chăm bẵm ở nhà để mẹ đi làm ruộng, làm nương. Em bé khát sữa, khóc đòi ăn. Bà không chạy đi, không lên tiếng gọi mà đánh lên “một hồi chiêng lại dùi ba tiếng gọi mẹ”. Nghe được tiếng chiêng vội vàng về nhà cho con bú.

 

Khi ông bà hoặc cha mẹ tuổi đã cao, sức lực, hơi thở cạn dần, ngắt quãng con cháu vô cùng lo lắng, sợ hãi nhưng không một người nào cả gan dám dùng ngôn từ cầu cứu mà đã đánh từng tiếng chiêng “pay hơi” giữ hơi, cố níu kéo, quyết tâm giữ lại hơi thở, sự sống của người thân.

 

Trong những công việc lao động, sản xuất phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống bình yên, no cơm, ấm áo. Rồi những cuộc chiến đấu, hy sinh bảo vệ, giữ gìn quê hương, đất nước. Tiếng cồng chiêng luôn vang vọng, trào lên tư tưởng, tâm hồn và khát vọng về một quê hương giàu mạnh; sâu sắc, cao đẹp tình đất, lòng người.

 

Lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm. Hết thế hệ này đến thế hệ khác người Mường theo tín ngưỡng và thuyết vật linh “vạn vận có linh hồn” và “vật sao thì hồn vậy”.

 

Theo quan niệm của người Mường chiêng cũng như người đều có hồn. Hồn của chiêng là “hồn thiêng”. Chiêng để ở trên giá, trên gác lâu ngày không lau làm sạch, không sử dụng trình tấu, hồn chiêng ngủ quên. Bởi vậy khi đem ra trình tấu phải dẩl chiêng (dậy chiêng, đánh thức chiêng).

 

Một nghệ nhân điêu nghệ nhất phường bùa ôm chiếc chiêng vào lòng, nghiêng đầu vào thành chiêng, ngửa mặt lên trời hát bài dậy chiêng. Một bài rằng thường, dân ca Mường:

 

“Dậy dậy chiêng đúc, dậy dậy chiêng đồng/Dậy dậy hỡi chiêng đồng vàng/Dậy cồng chúa, dậy dậy cồng chủ/Dậy cho đủ linh, dậy cho đủ tiếng hỡi chiêng hà/Chiêng dậy cho sát mặt sàn, dậy cho sát mái tranh/Chiêng dậy chơi bài đi đường/Chơi lại bài pông bam chơi ra pông bón lộn về pông năm/Cho cam lòng nhớ, cho đỡ lòng thương chiêng hỡi chiêng hà”.

 

Lời hát ngân nga, tha thiết vừa dứt, nghệ nhân xát bàn tay phải vào núm chiêng. Bàn tay xát đi xát lại, từ nhẹ đến mạnh, đến khi “hồn chiêng” rung lên đánh thức cả dàn chiêng, bồi âm tràn ra sông suối, rừng ngàn. “Ai nghe cũng thương ai nghe cũng nhớ, ở gần thì sang chơi, ở xa cũng đi cũng đến chơi với chiêng đồng vàng”.

 

Cồng chiêng là vật báu, hồn thiêng truyền đời của người Mường. Ở rất nhiều đình chùa, miếu đền trước đây đều thờ những chiếc “chiêng thần” theo quan niệm, tín ngưỡng vật linh đã in sâu vào tiềm thức, trở thành tình cảm, ước mơ của con người, vào sức mạnh, linh hồn thiêng của những chiếc “chiêng thần”. Những chiếc chiêng - âm nhạc cồng chiêng đã song hành đi sâu, bám sát suốt vòng đời mỗi người và in sâu, hòa đậm vào suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Nâng đỡ, bảo trợ và góp sức dẫn dắt con người đi tới một cuộc sống người yên vật thịnh, ấm no, hạnh phúc.

 

                                                  

                                              NSƯT  Bùi Chí Thanh

                             (Tổ 1, phường Chăm Mát, TP Hòa Bình)

            

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục