Bài 4: Vật báu

 

Từ thời người Việt Cổ / thời người Việt Mường còn chung một gốc, sử dụng chung một ngôn ngữ, đến thế kỷ IX - XI sau Công Nguyên đã tách ra thành hai dân tộc Việt (Kinh) và dân tộc Mường. Người Kinh, đặc biệt là người Mường đã bảo tồn, phát huy, kế thừa và sở hữu những giá trị quý báu kho tàng cồng chiêng của tiền nhân thời Việt cổ để lại.

 

Những chiếc cồng mặt phẳng, không có núm và những chiếc chiêng có gờ nổi chạy quanh trên mặt và có núm tròn nổi ở trung tâm mặt chiêng. Cồng và chiêng là dụng cụ, nhạc cụ tự vang, chuẩn âm, có bồi âm tốt được đúc bằng nguyên liệu đồng. Theo truyền ngôn của nhiều đời người Mường và truyền thuyết ghi trong Mo sử thi đẻ đất, đẻ nước thì hầu hết những chiếc chiêng hơ (chiêng cổ, chiêng xưa) còn được pha một tỷ lệ vàng bạc vào núm chiêng. Những chiếc chiêng như vậy có màu sáng, độ âm vang trong trẻo, bồi âm xa và tốt hơn chiêng nay (chiêng mới).

 

Từ trên một nghìn năm qua, kho tàng những chiếc chiêng quý giá đã được bảo tồn, tích lũy ngày một nhiều hơn, số lượng dày đặc hơn.

 

Theo thống kê của Sở VH -DL&TT, đến năm 2009 toàn tỉnh còn 9.918 chiếc chiêng các loại. Từ năm 2009 - 2014, ở các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi và Cao Phong, nhân dân mua thêm được trên 200 chiếc chiêng nay.

 

Số chiêng lớn đang được bảo tồn,  phát huy ở mỗi xóm, mỗi làng, cơ quan văn hóa của huyện và tỉnh. Mỗi nơi sở hữu một, hai bộ, từ 12 - 30 chiếc. Mỗi gia đình cũng sở hữu từ 2 - 4 chiếc chiêng quý giá. Một số gia đình còn lưu giữ và sử dụng từ 12 - 100 chiếc chiêng hơ và chiêng nay trình tấu, trình diễn trong những ngày lễ, kỳ lễ hội và để bảo tồn, trưng bày, phát huy di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc. Trước đây ở nhiều đình chùa, miếu đền cũng lưu giữ và “thờ” mỗi nơi 1 - 2 chiếc chiêng “thiêng” quý giá. Những chiếc chiêng “thần thiêng” như vậy, trước khi sử dụng người giữ đình chùa phải thắp nhang xin phép, và cũng chỉ một mình người giữ đình chùa mới được đánh chiêng “thần”.

 

Theo quan điểm và thẳm sâu trong tiềm thức mang tính lịch sử và giá trị, vị thế văn hóa của người Mường. Cồng chiêng là vật báu, là của gia bảo truyền đời của gia đình, họ tộc và cộng đồng làng xóm, dân tộc. Cồng chiêng là biểu hiện của sự giàu có, sang trọng, niềm tự hào, tự trọng và với những nhà Lang đạo còn là sức mạnh quyền uy.

 

Khi cần tập trung dân Mường đi lao dịch cho nhà lang. Khi đi săn muông thú và cả khi phải xông vào trận mạc, nhà lang chỉ cần đánh 3 hồi chiêng lại dùi 9 tiếng là tất cả dân Mường đều phải có mặt và thực hiện việc tù trưởng, lang đạo giao cho.

 

Những khi lễ bái, lễ hội và những cuộc gặp gỡ giao lưu với bạn hữu, khách thập phương đều có trình tấu, trình diễn âm nhạc cồng chiêng. Cồng chiêng có ở mọi nơi người Mường sinh sống và hầu hết mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ đều say mê, trân trọng trình tấu, trình diễn âm nhạc cồng chiêng. Cồng chiêng còn song hành, gắn bó với suốt vòng đời con người.

 

Từ những giá trị, thực tiễn đó đã được dân tộc Mường trân trọng, bảo tồn và phát huy suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chúng ta thấy rằng cồng chiêng Mường là vật báu; là thể loại văn hóa, âm nhạc dân gian mang tính phổ biến, toàn dân, có giá trị lớn, tinh túy, trường tồn. Là vật báu muôn đời của người Mường cồng chiêng cần đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu toàn diện khoa học, sâu sắc và có những văn bằng tôn vinh; Những chính sách hữu hiệu bảo tồn và phát huy.

 

(Còn nữa)

 

 

                                                                   NSƯT Bùi Chí Thanh

 

 

 

 

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục