Xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) phát triển cây lạc giống mới cho năng suất, chất lượng cao.

Xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) phát triển cây lạc giống mới cho năng suất, chất lượng cao.

(HBĐT) - Huy động nguồn lực đạt khá, diện mạo nông thôn khởi sắc là những thành tựu quan trọng của huyện Yên Thuỷ sau 5 năm (2011 - 2015) thực hiện chương trình xây dựng NTM, bình quân đạt được 10,92 tiêu chí/xã.

 

Công tác tuyên truyền, vận động được quan tâm, chú trọng đã tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Người dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng và tích cực tham gia xây dựng NTM. Trong giai đoạn 2011 - 2015, toàn huyện đã tổ chức 690 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM với 15.776  lượt người tham gia. Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ huyện phát động phong trào “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; nhân dân hiến đất làm đường GTNT, vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, văn minh, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng đường GTNT. Vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn và nhân dân đóng góp ủng hộ xây dựng nông thôn. Tiếp tục vận động nhân dân thực hiện phong trào dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Trong 2 năm (2013 - 2014) huyện đã thực hiện thành công việc dồn điền, đổi thửa tại các xã Ngọc Lương, Yên Trị, Đoàn Kết, Yên Lạc, Lạc Lương với tổng diện tích 401,49 ha của 8.114 thửa đất, sau khi dồn đổi còn 3.176 thửa, kết hợp đào, đắp được 9,4 km đường nội đồng, 17,4 km kênh mương; xây mới 1 bai tràn, 67 m kênh bê tông và 23 cống qua đường.

 

Theo BCĐ 800 huyện, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015 là 673,107 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách T.ư 36,189 tỷ đồng; nguồn ngân sách địa phương 77,257 tỷ đồng; vốn lồng ghép 302,582 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 26,044 tỷ đồng; vốn nhân dân đóng góp 230,571 tỷ đồng... Trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, bằng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình và các nguồn vốn lồng ghép, các xã trong huyện đã làm mới, sửa chữa, nâng cấp 120,4 km đường giao thông; làm mới 103,1 km kênh mương nội đồng, sửa chữa, nâng cấp được 34 công trình thủy lợi; đầu tư xây mới và nâng cấp 5 trạm y tế. Toàn huyện có 4 xã có Trung tâm văn hóa - thể thao - học tập cộng động, 102/146 xóm có nhà văn hóa...

 

Việc huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng NTM ở các xã đã mang lại hiệu quả thiết thực. Hạ tầng nông thôn được xây dựng, nâng cấp, cải tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển biến mạnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Phát triển sản xuất là mục tiêu của chương trình xây dựng NTM nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, thời gian qua UBND huyện tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Kết quả đã xây dựng và triển khai 502 mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả tại các xã như mô hình trồng 25 ha bí xanh an toàn, nuôi cá rô phi đơn tính; trồng nấm sò, nấm rơm, nuôi cá bỗng thương phẩm; các mô hình trồng mía tím, mía nguyên liệu, bí xanh, bí đỏ, lạc, cà gai leo, nuôi ngan, ngỗng thịt, nuôi dê, lợn sinh sản bản địa, gà, ong lấy mật, thỏ tại các xã vùng dự án... Các mô hình được triển khai đã đem lại hiệu quả, xuất hiện những mô hình có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, góp phần cải thiện đời sống người dân. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn của huyện từ 15,1 triệu đồng/người (năm 2011) lên 22,67 triệu đồng/người (năm 2014); giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22,52% (năm 2011) xuống còn 14,34% (năm 2014). Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên khu vực nông thôn 85,55% (năm 2014).

 

Yên Thuỷ phấn đấu trong năm 2015 có 3 xã về đích NTM, 2 xã về đích năm 2020. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân của nhóm xã đạt chuẩn năm 2020 là 18,3 tiêu chí. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân của nhóm xã còn lại là 14,6 tiêu chí. Hết tháng 6 năm nay, xã Ngọc Lương đã về đích đợt 1.

 

 

                                                                      Đinh Thắng

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục