Ban Văn hóa - xã hội và Dân tộc (HĐND tỉnh) khảo sát công tác quản lý di tích tại chùa Quèn Ang (Cao Phong).

Ban Văn hóa - xã hội và Dân tộc (HĐND tỉnh) khảo sát công tác quản lý di tích tại chùa Quèn Ang (Cao Phong).

(HBĐT) - Là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, hiện trên địa bàn tỉnh ta còn 295 địa chỉ di tích. Trong đó 41 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 27 di tích cấp tỉnh. Đây là loại hình văn hóa phi vật thể có giá trị hết sức lớn lao cần được gìn giữ, bảo vệ nhưng bấy lâu nay chưa được chăm lo đúng mức, xứng tầm.

 

Tâm huyết, trăn trở với công việc mình làm, hầu như tháng nào chị Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cũng có mặt ở cơ sở. Những chuyến đi đó nhằm mục đích khảo sát  để lập hồ sơ đề nghị trùng tu, bảo vệ di tích hoặc đề nghị xếp hạng di tích nhưng cũng không ít chuyến đi  (theo đường dây nóng từ cơ sở) đó là khi có di tích bị hư hại do thiên tai hoặc bị xâm hại. Chị tâm sự: Tiếc lắm! Nhưng lực bất tòng tâm, nếu không có người trực tiếp bảo vệ, tình trạng di tích bị xâm hại sẽ còn tăng theo cấp số nhân. Theo quy định, các di tích sau khi được xếp hạng về cơ bản đã được giao cho địa phương quản lý. Thực tế, một số điểm di tích ở tỉnh ta đã thành lập được Ban quản lý (chủ yếu là các đền, chùa), tuy nhiên đó chỉ là số ít , còn lại hầu hết các di tích ở tình trạng không ai bảo vệ, nhất là di tích khảo cổ. Thời gian qua, tỉnh ta đã đã có tình trạng: nhiều di tích bị xâm hại, một số di tích xuống cấp. Bên cạnh đó, việc triển khai tu bổ, tôn tạo di tích ở một số nơi không đúng quy trình, không theo hướng dẫn của cơ quan chức năng vì vậy, việc phục hồi di tích bị sai lệch, làm biến dạng của di tích. Tình trạng mất cắp cổ vật vẫn diễn biến phức tạp. Khu mộ cổ Đống Thếch, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) có niên đại hơn 400 năm từng là thánh địa bất khả xâm phạm của cư dân Mường Động nhưng sau này cả khuôn viên rộng gần 3 ha ấy đã bị đào bới để truy tìm cổ vật tùy táng.  Hiện khu mộ cổ chỉ còn lác đác vài chục cột đá (những tấm bia mộ). Những vụ mất cắp cổ vật, di vật gần đây ở dddền miếu Trung Báo (Cao Thắng - Lương Sơn), đền Đình Vai (xã Thanh Nông- Lạc Thủy) cũng thực sự là điều đáng quan tâm. Gần đây nhất là chuyện Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan, xã Bình Thanh (Cao Phong) bị xâm hại gây mất  phản cảm và  bức xúc trong dân.

 

Mất cắp cổ vật, di vật, di tích bị mối mọt, nấm mốc, xập xệ bởi nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính mà ngành văn hóa đưa ra là do không có người trông coi, bảo vệ. Lo lắng cho việc bảo vệ, gìn giữ di sản văn hóa vật thể trên địa bàn, hơn 3 năm qua, đồng chí Bùi Ngọc Lâm, giám đốc Sở VH-TT&DL đã tham mưu, trình UBND, HĐND tỉnh có cơ chế, chính sách  để thu hút, động viên  người bảo vệ, trông coi di tích.

 

Tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XV vừa qua đã thông qua Nghị quyết  Quy định mức hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp bảo vệ di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, mỗi di tích (được xếp hạng) trên địa bàn tỉnh sẽ có 1 người trực tiếp bảo vệ . Theo thống kê của ngành văn hóa tỉnh,  trong số 68 di tích đã được xếp hạng (cấp tỉnh, cấp quốc gia) trên địa bàn có 38 di tích thuộc loại đình, đền miếu, quần thể hang động như: Nhà máy in tiền, quần thể hang động di tích chùa Tiên (Lạc Thủy); quần thể hang động núi Đầu Rồng (Cao Phong; dddộng, đền thác Bờđã giao cho BQL di tích huyện và cơ sở tự quản lý, trả thù lao cho người bảo vệ bằng nguồn công đức, bán vé cho khách đến tham quan, còn lại 30 di tích khác không có nguồn thu, tới đây sẽ có người trông coi, bảo vệ.

 

Trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn gặp khó khăn, quyết định hỗ trợ kinh phí cho một hoạt động dù là hết sức khiêm tốn cũng không hề đơn giản. Quyết định  hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp bảo vệ di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh cũng vậy, tuy nhiên đã được sự ủng hộ của đại diện các cấp, ngành hữu quan và đông đảo nhân dân với chung một niềm hy vọng: di sản văn hóa sẽ mãi mãi trường tồn.   

                                                                                

                                                                                Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục