Du khách về thăm Hoàng Trù - quê ngoại và là nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Du khách về thăm Hoàng Trù - quê ngoại và là nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

(HBĐT) - Sau hai lần lỗi hẹn, cuối cùng tôi cũng đã được đặt chân tới nơi sinh ra và nuôi lớn bậc vĩ nhân kiệt xuất: Chủ tịch Hồ Chí Minh! Nơi người dân Việt Nam vẫn gọi với cái tên thân thương, trìu mến: Làng Sen quê Bác. Tiết trời mưa phùn không ngăn những bước chân du khách đến tham quan, cảm nhận và dâng Bác những đóa hoa tươi thắm.

 

  Ấm áp, thân thương, đó là cảm nhận của tôi khi được đứng trong không gian của Cụm di tích làng Hoàng Trù, nơi cất tiếng khóc chào đời của Nguyễn Sinh Cung, tên thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm, hiện vật gắn với gia  đình Bác Hồ (từ năm 1878 - 1890). Bước đi bên hàng rào râm bụt, tôi chợt nhớ tới một chi tiết được hướng dẫn viên du lịch Ma Thị Hán kể lại bên rặng cây râm bụt Bác Hồ trồng ở Định Hóa - Thái Nguyên. Chuyện rằng, cây râm bụt là ký ức vẹn nguyên của Bác về làng Hoàng Trù - quê mẹ, về người mẹ kính yêu và người em trai qua đời sớm Nguyễn Sinh Nhuận (tên khi mới lọt lòng là Xin). Trong những năm tháng sống ở Hoàng Trù, mới 10 tuổi, Nguyễn Sinh Cung đã phải chứng  kiến và trải qua những sự kiện lớn trong gia tộc: 

ông ngoại mất, rồi đến một ngày mưa phùn lạnh giá (tháng Chạp năm Nhâm Tý- 1901), người mẹ kính yêu của Bác cũng lặng lẽ ra đi về thế giới người hiền. Người cha và anh trai đi vắng, ngày ngày Nguyễn Sinh Cung ẵm em trai vượt qua hàng rào râm bụt để xin bụm sữa từ những cô bác láng giềng.  Không còn hơi ấm của người mẹ, lại chịu cảnh đói sữa triền miên nên chỉ ít lâu sau, Nguyễn Sinh Nhuận qua đời. Nhớ mẹ, nhớ em, nhớ quê hương bản quán, nhưng hơn nửa đời người vẫn chưa có dịp quay trở lại nên sau này, đi tới đâu có điều kiện Bác cũng trồng cây râm bụt để có cảm giác được vỗ về, nguôi ngoai nỗi nhớ.  

Một người bạn đồng nghiệp ở Nghệ An đã từng quảng bá về quê hương mình: Về Nghệ An dịp tháng 5, du khách sẽ ngây ngất bởi hương sen ấm tình quê Bác, tháng 11 là bát ngát mùa hoa hướng dương Phủ Quỳ vẫy gọi..., mỗi mùa đều đem đến cho du khách những cảm xúc riêng. Trong năm 2015, Khu di tích  Bác Hồ ở Kim Liên đón 41.420 đoàn khách với 1.369.174 lượt người (trong đó có 730 đoàn khách quốc tế với 9.200 lượt người thuộc 40 quốc  tịch).  

Cùng trong dòng người đến với Khu trưng bày bổ sung di tích và Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - điểm nhấn cuối cùng, quan trọng nhất, ấn tượng nhất, trong chuỗi di tích Kim Liên, tôi như được hòa mình cùng hồn thiêng sông núi. Ngắm nhìn pho tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng được đúc theo khuôn mẫu trên nền Quốc kỳ và Đảng kỳ đơn sơ, giản dị nhưng lại thấy mình như được gặp Bác Hồ. Thoang thoảng bên tai lời Người căn dặn, chỉ bảo, động viên: hãy luôn vững chí, bền lòng vượt qua mọi khó khăn trở ngại để hướng tới một ngày mai tươi sáng. 

Dẫn khách tham quan khu tưởng niệm, hướng dẫn viên Hoàng Thanh Mai nhẹ nhàng giới thiệu: Nhà tưởng niệm Bác Hồ ở Kim Liên không lúc nào thiếu làn khói hương và những đóa hoa tươi thắm của đồng bào, đồng chí cả nước và bạn bè quốc tế kính dâng lên Người. Bởi, đây là nơi thường xuyên tổ chức các nghi lễ dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm, báo công cho các đoàn khách của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, đơn vị, địa phương trong cả nước. Các nghi lễ như kết nạp Đảng, Đoàn, Đội, lễ xuất quân lên đường nhập ngũ và cả lễ cưới cũng thường xuyên được tổ chức tại đây. Khuôn viên Khu trưng bày di tích và Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được bao bọc bởi những hàng cây xanh, thảm cỏ mịn màng. Xung quanh khu trưng bày còn có ao cá và hồ sen tạo cảnh quan môi trường đẹp và góp phần điều hòa không khí.  

Đến và đi trong niềm tự hào sâu sắc của một người con đất Việt đã có ít nhất một lần trong đời được đến thăm nơi nuôi dưỡng tâm hồn vị Cha già dân tộc. Cảm xúc luôn giúp tôi thêm lần nữa trở về thăm làng Sen quê Bác, nơi bốn mùa hoa nở.

 

                                                                       Lam Nguyệt

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục