Thủ tướng Benjamin Netanyahu bị truy tố các tội nhận hối lộ, gian lận và lạm dụng tín nhiệm trong ba vụ điều tra tham nhũng riêng rẽ, Bộ trưởng Tư pháp Israel tối 21/11 tuyên bố.

Theo kênh truyền hình Mỹ CNN, tuyên bố của ông Avichai Mandelblit đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Israel, một thủ tướng đương nhiệm phải đối mặt với việc bị truy tố các tội danh trên trong các cuộc điều tra phạm tội.


Thủ tướng Benjamin Netanyahu

Trong các phiên điều trần cuối cùng diễn ra hồi tháng trước, nhóm pháp lý cấp cao của ông Netanyahu đã cố gắng thuyết phục các công tố viên khép lại các vụ việc này, bao gồm cáo buộc nghiêm trọng về tội hối lộ.

Nội dung các phiên điều trần tập trung vào vụ nhận hối lộ, được cảnh sát đặt tên là "vụ 4000”, cũng như "vụ 1000" và "vụ 2000”.

Trong "vụ 4000”, ông Netanyahu bị tình nghi nhận các khoản hối lộ từ một cựu cổ đông nắm quyền kiểm soát Bezeq, công ty viễn thông lớn nhất của Israel, để làm lợi cho công ty này.

Ở "vụ 1000”, ông Netanyahu và gia đình bị cáo buộc nhận các đồ xa xỉ như nữ trang, rượu, xì-gà đắt tiền với tổng giá trị 1 triệu shekel (285.000USD) từ nhiều nhân vật giàu có để đổi lấy các ưu đãi cá nhân hoặc tài chính từ 2007-2016.

Trong "vụ 2000”, ông Netanyahu bị nghi "bắt tay” với chủ bút tờ báo bán chạy nhất Israel Yediot Aharonot để đăng tải nhiều thông tin có lợi cho ông.

Thủ tướng Netanyahu đã yêu cầu các phiên điều trần phải được truyền hình trực tiếp vì ông không có gì để che giấu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp Mandelblit đã bác bỏ yêu cầu này.

"Đây là một ngày đáng buồn đối với Israel và cá nhân tôi”, ông Mandelblit phát biểu tối 21/11. Trong khi đó, phát biểu tại Jerusalem, ông Netanyahu đã mô tả các cáo buộc này là một nỗ lực nhằm chống lại thủ tướng.

Theo giới phân tích, ông Netanyahu sẽ đối mặt với sức ép chính trị rất lớn sau khi bị truy tố, dù ông không có nghĩa vụ pháp lý phải từ chức. Ông có thể yêu cầu quốc hội hoặc Knesset, nhánh lập pháp của chính phủ, cấp quyền miễn tố.

Theo Vietnamnet.vn

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục