Đức ghi nhận thêm hơn 5.300 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên hơn 110.000, đánh dấu ngày thứ tư số ca nhiễm mới tăng trở lại ở nước này.

Viện Robert Koch Institute (RKI), cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, cho biết thêm 266 người chết, tăng nhẹ so với mức 246 hôm trước. Tổng 2.373 người đã tử vong vì Covid-19 ở nước này, trong khi khoảng 49.900 người hồi phục.

Số ca nhiễm mới trong một ngày giảm trong ngày 2-6/4, nhưng tăng trở lại từ hôm 7/4. Hôm nay thêm 5.323 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 113.525, khiến Đức trở thành vùng dịch lớn thứ tư thế giới, sau Mỹ, Tây Ban Nha và Italy.

Dù ghi nhận số ca nhiễm cao thứ ba châu Âu, Đức được đánh giá là chống Covid-19 tốt hơn nhiều nước trong khu vực như Pháp và Italy. Pháp ghi nhận hơn 117.000 ca nhiễm và hơn 12.000 người chết, con số này tại Italy lần lượt là hơn 143.000 và hơn 18.000.


Nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ trước khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm nCoV tại khu cách ly của Bệnh viện Cộng đồng Havelhoehe ở Berlin, Đức ngày 6/4. Ảnh: Reuters.



Thủ tướng Angela Merkel ngày 9/4 khẳng định các biện pháp cách biệt cộng đồng giúp làm chậm tốc độ lây lan của virus, song cảnh báo Đức "chưa an toàn" trước đại dịch. Merkel nói đang chờ các khuyến nghị từ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Đức trước khi cân nhắc nới lỏng lệnh hạn chế đi lại và các biện pháp cách biệt cộng đồng được ban hành từ giữa tháng 3.

Trước đó, Giám đốc RKI Lothar Wieler cũng tỏ ra thận trọng khi nói còn quá sớm để Đức tuyên bố chiến thắng trước Covid-19 dù tốc độ lây lan có xu hướng chậm lại. Wieler kêu gọi dân Đức duy trì "hạn chế cộng đồng" và tuân thủ các khuyến cáo của chính phủ.

Đa số công chúng Đức tán thành cách tiếp cận của Thủ tướng Merkel với cuộc khủng hoảng do nCoV gây ra với chiến lược "truyền thông minh bạch" cùng gói hỗ trợ kinh tế chưa từng có. Tuy nhiên, một số quan chức Đức đã yêu cầu thảo luận mở về kế hoạch tái khởi động nền kinh tế sau thời gian trì tệ vì đại dịch.

Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 1,6 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 95.000 người chết và hơn 356.000 người đã hồi phục.


                              Theo Vnexpress

Các tin khác


LHQ cần 130 triệu USD giúp ngăn thảm họa đói ở Zimbabwe

Theo WFP, khoảng 7,7 triệu người Zimbabwe, chiếm một nửa dân số nước này, cần viện trợ lương thực sau khi xảy ra hai thảm họa hạn hán và lốc xoáy gây hậu quả nghiêm trọng vào năm ngoái.

Chính quyền Mỹ cam kết đảm bảo vật tư y tế thiết yếu trong nước

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ bổ sung 225 triệu USD vào các khoản viện trợ toàn cầu của Mỹ và cũng sẽ đảm bảo những vật tư y tế thiết yếu ở Mỹ để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Trung Quốc chính thức dỡ bỏ phong tỏa ở tâm dịch COVID-19 Vũ Hán

Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan ngày 7/4 đã yêu cầu không ngừng nỗ lực đối phó với dịch COVID-19 nhằm ngăn chặn sự bùng phát trở lại tại Vũ Hán.

Dịch COVID-19 gia tăng tại châu Phi

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) cho biết số ca tử vong do COVID-19 tại lục địa này đã chạm mốc 360, đồng thời số trường hợp nhiễm chủng virus nguy hiểm này cũng tăng lên 8.536.

Dịch COVID-19 ngày 7/4: Hơn 74.500 người tử vong trên toàn cầu

Tính đến 7h ngày 7/4 (giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có 1.344.859 người nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 74.635 ca tử vong, và 278.330 bệnh nhân đã bình phục.

Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 6/4: Mỹ trên 1.000 người chết một ngày, số ca mắc bệnh tại nhiều nước châu Âu bắt đầu giảm

Chỉ trong vòng 24h, trên 1.000 người tại Mỹ đã thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 và trên 20.100 ca nhiễm mới. Nước Mỹ sắp đi vào "tâm bão” COVID-19, trong khi nhiều nước châu Âu bắt đầu thấy tia hy vọng cuối đường hầm khi số ca tử vong và nhiễm bệnh đang giảm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục